• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phòng áp lực âm mà ca sĩ Hà Anh Tuấn tặng các bệnh viện chống dịch covid-19 có gì đặc biệt?

Phòng áp lực âm chỉ sử dụng trong điều trị những ca bệnh nặng, nguy cơ lây nhiễm rất cao,...

Thông tin ca sĩ Hà Anh Tuấn cùng một số bạn bè tài trợ 3 phòng áp lực âm đang thu hút sự chú ý của dư luận. Mặc dù nghe về phòng áp lực âm khá nhiều nhưng ít người biết về thiết kế cũng như công dụng của loại phòng này

Phòng áp lực âm là phòng cách ly đặc biệt, chỉ được sử dụng khi cần điều trị các ca bệnh nặng, có nguy cơ lây nhiễm cao. Loại phòng này được các bệnh viện xây dựng để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo. 

Phòng áp lực âm mà ca sĩ Hà Anh Tuấn tặng các bệnh viện chống dịch covid-19 có gì đặc biệt?

Căn phòng này luôn sáng đèn 24 giờ, được trang bị hệ thống thông gió cho phép không khí trong lành lưu thông. Mặc dù vậy áp suất vẫn duy trì so với phần còn lại của tòa nhà để ngăn không khí ô nhiễm thoát ra ngoài. 

Phòng được đóng pano tường, trang bị hệ thống kiểm soát áp suất và điều khiển nhiệt độ, bộ lọc Hepa, hệ thống dẫn khí, giúp duy trì áp suất âm từ phòng này sang phòng kia.

Không khí ô nhiễm sẽ được xử lý, lọc virus trước khi thoát ra ngoài theo hệ thống thông gió. Thiết kế này giúp giảm khả năng lây lan của virus. Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện nhiệt đới Trung ương TPHCM cho biết: "Không khí chỉ lưu thông một chiều, áp lực âm hút không khí vào bên trong rồi chạy ra ngoài qua màng lọc cực kỳ đặc biệt, lọc được cả virus rất nhỏ".

               
Phòng áp lực âm mà ca sĩ Hà Anh Tuấn tặng các bệnh viện chống dịch covid-19 có gì đặc biệt?
Mô hình phòng áp lực âm.
Mô hình phòng áp lực âm.

Đặc biệt các khe cửa, vòi nước, ổ cắm đều được bịt kín nhằm đảm bảo kín gió nhất, duy trì áp suất âm, có 2 lớp cửa không thể mở cùng lúc. Phòng có 2 phòng nhỏ giữa buồng cách ly và hành lang được gọi là buồng đệm, đây cũng là nơi nhân viên y tế mặc quần áo chống nước, đeo găng tay phẫu thuật, khẩu trang, giày và trùm mũ kín trước khi vào phòng. Bên trong phòng áp lực âm vẫn có nguy cơ nhiễm khuẩn nên người chăm sóc bệnh nhân phải trang bị đủ đồ bảo hộ.

Các nhân viên tuyệt đối tránh tiếp xúc với môi, mắt, nước mũi, nước bọt và các giọt phun ra khi người bệnh hắt hơi hoặc ho. Sau khi điều trị, các nhân viên y tế ra khỏi phòng bằng buồng đệm thứ 2, các quần áo bảo hộ sẽ được xử lý. 

Ngoài ra còn có hệ thống monitoer kết nối ra bên ngoài để các bác sĩ theo dõi các chỉ số về  nồng độ oxy, nhịp thở, nhịp tim. Bệnh nhân và y bác sĩ có thể trao đổi bằng điện đàm, phòng có lắp camera. 

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật