Mới đây, nhiều khu vực vỉa hè ở Hà Nội như đường, Hồ Tùng Mậu, Phạm Hùng, Nghiêm Xuân Yêm, Lê Trọng Tấn... đã được cơ quan chức năng dựng hàng rào chắn kiên cố để ngăn các phương tiện cơ giới lấn lên.
Theo ghi nhận của PV, việc thiết kế các rào chắn tại khu vực cổng trường Đại học Thương mại nằm trên đường Hồ Tùng Mậu và đường Phạm Hùng ngăn chặn được tình trạng xe máy lao lên vỉa hè vào giờ cao điểm tắc đường. Tuy nhiên, cách thiết kế cứng nhắc, chưa khoa học đã làm giảm công năng rào chắn, thậm chí gây khó khăn, cản trở người đi bộ. Để đi qua được hàng rào, nhiều người đi bộ phải di chuyển luồn lách qua 3 lớp rào chắn thiết kế dích dắc khá hẹp, đặc biệt khó đối với người mang nhiều đồ, phụ nữ mang thai, người khuyết tật hoặc có xe đẩy trẻ em.
|
Rào chắn vỉa hè ngăn xe máy tại đường Hồ Tùng Mậu (Cầu Giấy, Hà Nội) trước cổng trường Đại học Thương mại. |
|
Rào chắn thiết kế so le 3 lớp chặn xe máy nhưng khá hẹp gây khó khăn cho người đi trên vỉa hè. |
|
Vỉa hè bị rào kín, chỉ có lối mở cho trạm chờ xe buýt đón trả khách. |
|
Nhiều người phải chọn biện pháp đứng ngoài rào chắn. |
|
Người nhà chờ đón sinh viên bên ngoài rào cũng gây cản trở các phương tiện khác lưu thông dưới lòng đường. |
|
Tại vạch sang đường cho người đi bộ không có lối mở cho người đi lên xuống vỉa hè, nên chuyện vượt rào lên vỉa hè thường xuyên xảy ra. |
|
Thời điểm học sinh, sinh viên tan trường, lượng người tràn xuống lòng đường tăng trong khi vỉa hè vẫn còn trống. |
|
Lượng người đi bộ trên vỉa hè rất ít trong khi xe máy dừng đỗ tràn lan dưới lòng đường. |
|
Các rào chắn này phần nào đang cản trở người đi bộ |
|
Đoạn rào chắn tại đường Phạm Hùng. |
|
Khu vực điểm chờ xe buýt vẫn có lối hở cho xe ôm leo vào chờ khách và mọc thêm các hàng trà lưu động. |