• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sau ngày 1/7, mọi viên chức tuyển dụng đều không được biên chế

Từ 1/7, Luật Viên chức sửa đổi chính thức có hiệu lực sẽ áp dụng hàng loạt chính sách,...

Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc cùng với quyền và nghĩa vụ của các bên (điều 3 Luật Viên chức ).

Theo đó, khi được tuyển dụng, viên chức sẽ được ký kết một trong hai loại hợp đồng làm việc:

1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn:

Trong hợp đồng xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực hợp đồng từ đủ 12 - 36 tháng, áp dụng với người trúng tuyển vào viên chức trừ trường hợp:

  • Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện như có quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam, có lý lịch rõ ràng, có sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ, có văn bằng, chứng chỉ … phù hợp vị trí việc làm …
  • Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại đây thì được chuyển sang làm viên chức và bố trí công tác phù hợp chuyên môn, nghiệp vụ.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Sau khi thực hiện xong loại hợp đồng này, viên chức sẽ được ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn .

Đáng chú ý, từ 1/7, khi Luật sửa đổi Luật Viên chức chính thức có hiệu lực, hợp đồng xác định thời hạn đã được gia hạn thêm thời gian, cụ thể từ đủ 12 - 60 tháng (hiện nay đang là từ 12 - 36 tháng).

Đồng thời, khoản 2, điều 2 Luật sửa đổi Luật Viên chức khẳng định: Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 1/7 trừ cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức và người được tuyển dụng làm viên chức tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Như vậy, viên chức trúng tuyển mới từ 1/7 là đối tượng phải thực hiện hợp đồng làm việc xác định thời hạn.

2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn

Đây là loại hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực. Theo khoản 2, điều 25 Luật Viên chức hiện hành, loại hợp đồng này áp dụng với các đối tượng:

Viên chức đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn; Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập; Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập hết thời hạn bổ nhiệm nhưng không được bổ nhiệm lại và vẫn tiếp tục làm việc tại cơ quan, đơn vị đó.

Tuy nhiên, những đối tượng được áp dụng hợp đồng làm việc không xác định thời hạn từ 1/7 đã được điều chỉnh tại Luật sửa đổi Luật Viên chức gồm: 

  • Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7; 
  • Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức; 
  • Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Đặc biệt, với những viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7 nhưng chưa ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn thì tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký. Sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng đã ký thì được ký hợp đồng không xác định thời hạn nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy, viên chức được tuyển dụng từ ngày 1/7 đều phải ký hợp đồng xác định thời hạn. Nếu đơn vị sự nghiệp công lập còn nhu cầu, viên chức đáp ứng đủ điều kiện thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải ký tiếp hợp đồng với viên chức (khoản 3, điều 2 Luật sửa đổi).

Do không thuộc trường hợp được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn nên những người được tuyển dụng mới từ 1/7 sẽ chỉ được ký tiếp hợp đồng làm việc xác định thời hạn.

Đồng nghĩa có thể hiểu, viên chức tuyển dụng sau Đồng nghĩa có thể hiểu, viên chức tuyển dụng sau 1/7 không được hưởng “chế độ biên chế suốt đời”.

(Nguồn: luatvietnam.vn)

PV (T/H)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật