• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thủ tướng: Những con số năm 2020 làm cho chúng ta thở phào, nói lên quản lý tài chính chặt chẽ

Thủ tướng cho rằng quản lý tài chính quốc gia được coi là tốt khi tác động tích cực đến...

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài chính-ngân sách Nhà nước năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021, Thủ tướng cho rằng quản lý tài chính quốc gia được coi là tốt khi và chỉ khi có tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh, làm ra được nhiều của cải cho xã hội, tiết kiệm được nguồn lực cho xã hội, tạo cho nền kinh tế phát triển ổn định, bao trùm.

Ngành tài chính đã hoàn thành toàn diện, vượt mức, xuất sắc nhiệm vụ, đặc biệt trong năm 2020.

Năm 2020, ngành tài chính đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ tài chính, ngân sách Nhà nước trong bối cảnh khó khăn do đại dịch COVID-19, chủ động tham mưu ban hành nhiều cơ chế, chính sách ứng phó hiệu quả với COVID-19, khắc phục thiên tai, ổn định sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, hỗ trợ nền kinh tế.

Thủ tướng yêu cầu năm 2021, ngành tài chính phải đổi mới tư duy theo hướng tài chính vì lợi ích của nền kinh tế, sự phát triển bền vững của đất nước, lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân. Ảnh: VGP
Thủ tướng yêu cầu năm 2021, ngành tài chính phải đổi mới tư duy theo hướng tài chính vì lợi ích của nền kinh tế, sự phát triển bền vững của đất nước, lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân. Ảnh: VGP

Đồng thời, đã triển khai nhiều giải pháp chính sách tài khóa linh hoạt như miễn, giảm, giãn thuế, phí và lệ phí, tiền thuê đất với gần 124.000 tỷ đồng, hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19.

Năm 2020, cả nước thu ngân sách đạt 98% dự toán, tăng 184.000 tỷ đồng so với số báo cáo Quốc hội; kiểm soát bội chi ngân sách trong phạm vi Quốc hội cho phép. Cuối năm 2020, bội chi dưới 4% GDP; nợ công 55,8% GDP; nợ Chính phủ 49,6% GDP.  

Đây là con số rất có ý nghĩa, thể hiện sự vững mạnh của nền tài chính quốc gia trong bối cảnh đại dịch COVID-19,

“Con số này làm cho chúng ta thở phào, nói lên quản lý tài chính chặt chẽ. Ổn định vĩ mô là bài học kinh nghiệm xương máu trong quản lý kinh tế thì chúng ta đã giữ được điều này”, Thủ tướng nói thêm.

Đặc biệt, thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường ổn định, đạt mức tăng trưởng cao trên thế giới. Quy mô thị trường năm 2020 đạt gần 88% GDP, tăng gần 21% so cuối năm 2019.

Năm 2021, Thủ tướng đề nghị ngành tài chính tiếp tục đổi mới tư duy theo hướng tài chính vì lợi ích tổng thể của nền kinh tế, vì sự phát triển bền vững của đất nước, lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân. Cần chủ động thực hiện tốt hơn sứ mệnh đặc biệt quan trọng của mình, đó là đảm bảo huyết mạch của nền kinh tế thông suốt, an toàn, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Quản lý tài chính quốc gia được coi là tốt khi tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh, làm ra nhiều của cải cho xã hội. Ảnh: Báo Đầu tư
Quản lý tài chính quốc gia được coi là tốt khi tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh, làm ra nhiều của cải cho xã hội. Ảnh: Báo Đầu tư

Năm 2021, Thủ tướng đề nghị ngành tài chính thực hiện 9 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó phải thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 01 và số 02. Phải phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương trong điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt, nhằm điều tiết vĩ mô, bảo đảm ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát và các cân đối lớn của nền kinh tế.

Nhiệm vụ quan trong thứ 2 là làm tốt công tác quản lý thu ngân sách; tăng cường chống thất thu, chuyển giá, trốn lậu thuế, buôn lậu, gian lận thương mại,...; giảm nợ đọng thuế năm 2021 xuống dưới 5% tổng thu ngân sách... Đồng thời điều hành chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả.

Kiểm soát bội chi ngân sách trong phạm vi 4% GDP và phấn đấu thấp hơn.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý giá, thị trường, góm phần kiểm soát lạm phát, đảm bảo cung cầu hàng hóa thiết yếu, ổn định giá cả, thị trường, nhất là dịp Tết Nguyên đán, quản lý và phân phối hiệu quả trong những trường hợp cứu trợ cấp bách.

Cùng với đó là đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng thị trường tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, tăng cường kết nối sản phẩm bảo hiểm với các dịch vụ tài chính khác, ngang tầm khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu tình hình mới.

 "Hiện còn một tồn tại là cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, cần thực hiện đúng lộ trình, không để chậm trễ", Thủ tướng nhắc ngành tài chính.

H.LINH

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật