Phụ nữ là lực lượng có đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tỉ lệ chủ thể OCOP là nữ giữ ổn định với khoảng 40% (một số khu vực, tỉ lệ chủ thể OCOP là nữ rất cao, như: Bắc Trung Bộ lên đến 50,6%, miền núi phía Bắc là 43,4% và Tây Nguyên là 45,2%).
Sau gần 5 năm: Chương trình OCOP đã được triển khai rộng khắp và có sự lan tỏa mạnh mẽ ở tất cả 63/63 tỉnh, thành phố; đồng thời khẳng định sự phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp của Việt Nam. Nhiều địa phương đã ban hành chính sách riêng để hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP.
Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Lan Phương (thứ 2 từ trái sang) và các đại biểu thăm quan gian hàng OCOP của phụ nữ |
Kết quả, đã có 9.852 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên; trong đó, 66,9% sản phẩm 3 sao, 32,2% sản phẩm 4 sao, 0,6% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 20 sản phẩm 5 sao. Bên cạnh đó, có 5.069 chủ thể OCOP; trong đó 38,5% là hợp tác xã, 24,4% là doanh nghiệp, 34,1% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác.