• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tổng giám đốc Sanofi Pasteur Việt Nam và Campuchia: "Mọi người Việt có thể tiếp cận vaccine Covid-19"

"Đại dịch Covid-19 rất khó lường, do đó bất kỳ vaccine phòng Covid-19 nào cũng đều cần...

Ông David Tick, Tổng giám đốc Sanofi Pasteur Việt Nam và Campuchia, khẳng định sẽ cung cấp các loại vaccine Covid-19 ở mức giá hợp lý, đảm bảo mọi người dân có thể tiếp cận.

Ông David Tick cho biết, Sanofi Pasteur đã có những phản ứng khá nhanh với đại dịch Covid-19 khi bắt đầu nghiên cứu từ rất sớm 2 ứng viên vaccine. Đầu tiên là vaccine tái tổ hợp có tá dược bổ trợ, được phát triển từ sự hợp tác với hãng dược GSK. Thứ hai là nghiên cứu dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại mRNA. 

Ông David Tick, Tổng giám đốc Sanofi Pasteur Việt Nam và Campuchia
Ông David Tick, Tổng giám đốc Sanofi Pasteur Việt Nam và Campuchia

Tại Sanofi Pasteur vừa bắt đầu triển khai thử nghiệm lâm sàng pha 1/2 cho ứng cử viên vaccine Covid-19 tái tổ hợp có tá dược bổ trợ. Mọi nguồn lực được tập trung để có thể tiến hành thử nghiệm lâm sàng pha 3 vào tháng 12 năm nay. Nếu quá trình thử nghiệm và đăng ký giấy phép diễn ra đúng kế hoạch có thể đưa vaccine này ra thị trường từ giữa năm 2021. Còn vaccine dùng công nghệ mRNA phức tạp hơn nên cần nhiều thời gian nghiên cứu hơn. 

Nói về việc có thể đáp ứng nhu cầu của thế giới, ông David Tick khẳng định, không có một công ty riêng lẻ nào có thể một mình giải quyết được đại dịch này. Hiện Chính phủ Mỹ và Ủy ban châu Âu (EC) đã thương lượng với Sanofi và GSK để cung cấp vaccine cho công dân ở khu vực này, với số lượng 300 triệu liều cho EC và 100 triệu liều cho Mỹ.

"Thực tế, Sanofi và GSK, cùng một số công ty điều chế vaccine khác, cam kết sẽ làm việc với các chính phủ và cơ quan, tổ chức để đảm bảo vaccine Covid-19 được cung ứng một cách công bằng trên toàn thế giới.

Sanofi và GSK cũng có kế hoạch cung cấp một phần đáng kể vaccine Covid-19 trong tổng nguồn cung sẵn có vào năm 2021/2022 cho sáng kiến COVAX, trụ cột của chương trình ACT-Accelerator, nhằm thúc đẩy sự tiếp cận với vaccine Covid-19.

Đây là sáng kiến được khởi xướng dưới sự hợp tác toàn cầu của các nhà lãnh đạo của các chính phủ, tổ chức y tế, doanh nghiệp và nhà hảo tâm. COVAX tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine đến các quốc gia tham gia theo cách hiệu quả và công bằng tối ưu, bất kể tình trạng phát triển.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận với WHO, GAVI và các đối tác theo thời gian tương ứng với giai đoạn phát triển vaccine và tình hình của đại dịch.

Giá thành các loại vaccine Covid-19 của Sanofi chưa được xác định, bởi chúng tôi vẫn chưa hoàn tất quá trình thử nghiệm lâm sàng. Còn nhiều chi phí có thể phát sinh từ nay đến khi đưa vaccine ra thị trường, chủ yếu những chi phí này được phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Mặc dù vậy, Sanofi cam kết sẽ mang đến những loại vaccine an toàn, hiệu quả với mức giá hợp lý cho tất cả công dân toàn cầu. Nói cách khác, chúng tôi mong muốn tất cả người dân trên thế giới đều có thể tiếp cận với vaccine phòng SARS-CoV-2.",  David Tick nói.

David Tick cho biết khó khăn đầu tiên là ảnh hưởng trực tiếp bởi việc tạm dừng đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng của các tình nguyện viên. Nhưng đơn vị đã nỗ lực rút ngắn thời gian trì hoãn và duy trì thu thập dữ liệu theo cách thức phù hợp, tối ưu, nhằm đảm bảo các nghiên cứu có thể tiếp tục vào cuối năm nay.

Đánh giá về ngành công nghiệp dược phẩm tại Việt Nam hiện nay, ông David cho rằng, Việt Nam là một đất nước nhiều tiềm năng để đầu tư và có sự phát triển kinh tế liên tục mạnh mẽ trong những năm qua nên nhận thức về sức khỏe của người dân cũng nâng cao. Bởi vậy, đương nhiên là sẽ có sự cạnh tranh trong ngành dược phẩm ở Việt Nam, với sự tham gia của nhiều tập đoàn, công ty dược phẩm nội địa lẫn nước ngoài.

Khi nhận xét thế nào về sự tương đồng và khác nhau của thị trường vaccine ở Việt Nam và Campuchia, ông David nhấn mạnh, hai nước này cùng có khí hậu nhiệt đới, bởi vậy cả hai đều có sự xuất hiện của một số loại bệnh đặc trưng như viêm não Nhật Bản, hay 2 đợt cúm mùa mỗi năm. Hai nền kinh tế cũng đang trong giai đoạn phát triển, ngày càng nhiều người mong muốn và sẵn sàng chi trả cho việc tiêm chủng hơn để bảo vệ sức khỏe. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với ngành công nghiệp vaccine. Tuy nhiên, mức độ phát triển của hai nước có sự khác nhau, dẫn đến chênh lệch trong cơ sở hạ tầng y tế, đặc biệt ở phân khúc vaccine OOP. Bên cạnh đó, các quy định và chính sách về vaccine ở 2 nước cũng có sự khác biệt.

Về tầm nhìn của ông cho Sanofi Pasteur Việt Nam, ông David nói: "Là người đứng đầu khối ngành hàng vaccine ở Việt Nam và Campuchia, tôi mong muốn cùng đội ngũ của mình vượt qua mọi rào cản khiến người dân tại hai quốc gia này không thể tiếp cận đầy đủ với các loại vaccine để bảo vệ sức khỏe và sự sống cho họ. Đó không chỉ là việc giải quyết nhu cầu vaccine ở Việt Nam và Campuchia, mà còn là kỳ vọng có thể mang đến những vaccine tiên tiến trong cả tương lai gần lẫn dài hạn. 

Bên cạnh đó, tôi ở đây để tạo điều kiện cho sự phát triển của đội ngũ Sanofi Pasteur tại Việt Nam và Campuchia, hỗ trợ các bạn trên con đường phát triển sự nghiệp. May mắn là tôi đang có những đồng nghiệp rất xuất sắc. Tôi tin rằng một đội ngũ làm việc vui vẻ, phối hợp ăn ý thì sẽ thành công. Vậy nên tôi hy vọng có thể tạo nên một môi trường làm việc như vậy tại đây".

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật