• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TP.HCM chấn chỉnh việc từ chối tiêm mũi 2 vaccine cho người đã tiêm mũi 1 ở nơi khác

Ngày 14/9, Sở Y tế TP.HCM có văn bản gửi UBND TP Thủ Đức và các quận huyện, sau khi ghi nhận có...

Theo đó, Sở Y tế yêu cầu các cơ sở y tế không được từ chối tiêm mũi 2 cho người dân. Đồng thời duy trì các đội tiêm đã thành lập, sẵn sàng lực lượng hỗ trợ khi có yêu cầu điều động.

Cụ thể theo phản ánh của người dân, có trường hợp một số nơi từ chối tiêm vaccine COVID-19 mũi 2 cho người dân nếu mũi 1 tiêm ở địa phương khác.  Sau đó, Sở Y tế TP.HCM có văn bản gửi UBND TP Thủ Đức và các quận huyện, các cơ sở y tế của các địa phương yêu cầu khắc phục hạn chế trong tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19. 

Sở cũng đề nghị UBND TP Thủ Đức và các quận huyện duy trì và vận hành tốt các điểm tiêm; huy động lực lượng đảm bảo công suất 200 - 250 mũi tiêm/ngày. Chỉ đạo các các bộ phận mời đầy đủ người đến tiêm để đảm bảo tiến độ.

234541859_244611440862702_7494383449349188631_n.jpg

Ngoài ra trong ngày 14/9, UBND TP.HCM giao Sở Y tế phối hợp với Sở Tài chính chủ động chuẩn bị thêm 200.000 túi thuốc phục vụ điều trị F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ đủ điều kiện cách ly tại nhà.

Theo hướng dẫn của sở, thuốc điều trị F0 tại nhà bao gồm 3 gói: A, B, C. Gói thuốc A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và nâng cao thể trạng, dùng trong 7 ngày, gồm: paracetamol (uống 1 viên khi sốt) và các loại vitamin tổng hợp hoặc vitamin C (uống 2 lần/ngày).

Gói thuốc B dùng trong 3 ngày bao gồm các loại thuốc kháng viêm và kháng đông, các thuốc này chỉ được dùng khi F0 cảm thấy khó thở (nhịp thở nghỉ ngơi trên 20 lần/phút hoặc đo SpO2 dưới 95%) và chưa liên hệ được bác sĩ. Sau 3 ngày, cần có ý kiến bác sĩ về việc có dùng tiếp các thuốc này hay không.

Gói thuốc C dùng trong 5 ngày, đây là thuốc kháng virus được chỉ định với trường hợp F0 có triệu chứng nhẹ, cần có cam kết khi sử dụng thuốc.

Ngoài các thuốc khác nhau trong từng gói, tất cả 3 nhóm bệnh nhân đều cần sử dụng các sản phẩm được Bộ Y tế hướng dẫn trong quyết định 4109 ngày 26/8 về danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm điều trị tại nhà. 

Đó là thuốc sát khuẩn hầu họng và thuốc hỗ trợ nâng cao sức khỏe (vitamin tổng hợp có chứa 1 trong các thành phần vitamin B1, B6, B12, vitamin C, có thể bao gồm kẽm, vitamin D), cân bằng điện giải (dung dịch Oresol, các gói bù nước, chất điện giải khác).

HẢI MY

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật