Hơn 60 % phụ nữ Việt Nam trong nghiên cứu gần đây nhất của Tổng cục thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc, từng bị ít nhất một lần bạo lực trong đời.
Hơn 90% số họ lựa chọn im lặng không nói với ai.
Và các cuộc tranh cãi cả ở Quốc hội cũng như trên mạng xã hội diễn ra gay gắt về khái niệm bạo lực gia đình và quấy rối tình dục.
Những lời chế giễu, cười cợt châm chọc cả người phát ngôn lẫn đối tượng được nói đến cũng khá rôm rả.
Chưa thấy ai nói đến nơi tạm lánh an toàn cho những phụ nữ gặp nguy hiểm khi phải sống chung với bạo lực. Khi dịch vụ hỗ trợ còn thiếu thốn, thì người bị hành hạ, tra tấn, đánh đập thấy có kêu lên cũng không tìm được sự ủng hộ và trợ giúp.
Ảnh minh họa. |
Trong những tháng Covid , đường dây tư vấn 024 3333 5599 và chat bot messenger của trang Yêu thương và Tự do của CSAGA nhận mỗi ngày hàng trăm lượt khách hàng, những người đang phải đối mặt với bạo lực gia đình. Người thì bị nhốt ở hành lang căn hộ chung cư không được cho vào nhà, vì dám đi liên hoan với cơ quan về muộn, người thì bị bắt con đem đi đâu mất để đe doạ.
Việc đánh đập thân thể không chỉ xảy ra ở những nơi mà cuốc xẻng, liềm, búa vừa là dụng cụ làm nông vừa có thể trở thành dụng cụ tra tấn. Các chung cư, nơi thành phố đông đúc và hiện đại, cũng không phải bao gồm toàn những ngôi nhà hạnh phúc và an toàn. Những vụ việc xảy ra mới đây cho thấy ngay cả những người có trình độ học vấn, địa vị xã hội và điều kiện kinh tế cao cũng có thể là nạn nhân bạo lực giới. Họ cần được tư vấn, cần được hỗ trợ, cần nơi trú ẩn.
Hồi đến Đan Mạch cách đây hơn 10 năm, tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy đất nước 5 triệu dân này có tới 48 cái nhà tạm lánh. Có phải phụ nữ xứ này bị đánh nhiều qua không? không! đó là sự sẵn có của dịch vụ, mà bất cứ ai cần thoát khỏi bạo lực gia đình, bạo lực giới đều có nơi gần nhất để đến tạm trú. Đó là đất nước có chỉ số Hạnh phúc cao nhất thế giới .
Việt Nam, theo 1 nghiên cứu cách đây ít năm, thì thiếu tới … 1.000 cái nhà tạm lánh trên tổng dân số .