Ngày 14/12, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/2/2021.
Trong đó, đáng chú ý chính là quy định về việc lao động nữ được nghỉ trong thời gian có “ đèn đỏ ”.
Ảnh minh họa. |
Lao động nữ được nghỉ trong thời gian "đèn đỏ"
Cụ thể, khoản 3 Điều 80 của Nghị định này quy định về việc nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ như sau:
Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc, và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày nghỉ này do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận, nhưng tối thiểu 3 ngày/tháng.
Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.
Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ, và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương hiện hưởng, còn được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ, và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.
Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút
Cũng tại nghị định này đã nêu rõ quyền lợi của lao động nữ khi đang có con dưới 12 tháng tuổi. Theo đó, trong thời gian làm việc họ có quyền nghỉ 60 phút để nghỉ ngơi, cho con bú hay vắt sữa. Lao động nữ vẫn được nhận đủ tiền lương trong thời gian nghỉ này.
Trường hợp nếu có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn thì người lao động cần bàn bạc lại quản lý để sắp xếp phù hợp.
Ảnh minh họa. |
Đối với người lao động không có nhu cầu nghỉ thì ngoài tiền lương được hưởng, người lao động còn được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.
Thêm vào đó, nghị định này cũng khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên, thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc, theo Doanh nghiệp & Tiếp thị.
Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ để vắt, trữ sữa mẹ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Hiện tại, không chỉ riêng phụ nữ mà quyền lợi của người lao động đang ngày được quan tâm. Nghị định này đang nhận được sự chú ý, ủng hộ lớn từ đông đảo cư dân mạng.
Lưu ý quan trọng khi đến ngày "đèn đỏ" của chị em Trong thời điểm "rụng dâu", sẽ rất bình thường khi bạn có những thay đổi khiến cơ thể, tâm trọng thay đổi hay đau bụng, lưng nhức mỏi. Thực tế, bạn nên vận động nhẹ nhàng để cơ thể bớt đau nhức. Ngoài ra, khi hoạt động cơ thể sẽ tiết ra hormone endorphin để giảm đau. Một lưu ý khác đó chính là để tránh khoang chậu bị sưng huyết, hay kinh nguyệt kéo dài hơn thì trong thời gian này bạn không nên đấm lưng. Hơn nữa bạn cần phải tránh xa các chất kích thích và tăng cường chườm nóng cũng như tắm nước ấm sẽ giảm đau khá tốt. |
(Tổng hợp)