• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Việt Nam bước sang ngày thứ 47 không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, tính từ 18h ngày 18/10...

 Cả nước đã bước sang ngày thứ 47 không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng. 1.031 trường hợp được công bố khỏi bệnh.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế, 7 người đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với SARS-CoV-2; có 4 người có kết quả âm tính lần 2 và 12 người có kết quả âm tính lần 3.

Tiểu ban Điều trị cũng cho biết, đến thời điểm này, nước ta không còn trường hợp bệnh nhân COVID-19 nặng. 35 ca tử vong đã ghi nhận được ở Việt Nam. Đây là các trường hợp cao tuổi có tiền sử bệnh lý nền nặng. Trong đó, có 31 trường hợp ở Đà Nẵng, 3 trường hợp ở Quảng Nam và 1 trường hợp ở Quảng Trị.

Việt Nam bước sang ngày thứ 47 không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Cả nước hiện có 12.379 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe; trong đó, 167 người được cách ly tập trung tại bệnh viện; 11.415 người cách ly tập trung tại cơ sở khác; 797 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Hiện, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia. Nhiều tổ chức dự báo dịch sẽ còn kéo dài đến năm 2021. Dự kiến, mùa đông năm nay, tình hình dịch trên toàn cầu sẽ trở nên khó khăn hơn.

Tại Việt Nam, dù đã bước sang ngày thứ 47 không có ca lây nhiễm trong cộng đồng nhưng nguy cơ dịch COVID-19 có thể quay lại bất cứ nào nếu người dân lơ là, chủ quan. Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân thực hiện tốt thông điệp 5K: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung đông người - Khai báo y tế.

Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, người dân cần gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn cho bản thân và xã hội.

Việt Nam bước sang ngày thứ 47 không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Thế giới vượt 40 triệu trường hợp mắc COVID-19, trên 1,11 triệu bệnh nhân tử vong

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h ngày 19/10, trên thế giới có tổng cộng 40.264.218 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.118.167 ca tử vong. Số ca bình phục là 30.108.031 ca.

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19, với 8.387.789 ca mắc và 224.730 ca tử vong. Tiếp đến là Ấn Độ với 7.548.238 ca mắc và 114.642 ca tử vong, Brazil với 5.235.344 ca mắc và 153.905 ca tử vong, Nga với 1.399.334 ca mắc và 24.187 ca tử vong.

Tại Ấn Độ - tâm dịch của châu Á - các nhà khoa học hàng đầu khẳng định nước này có thể kiểm soát được dịch COVID-19 vào đầu năm 2021 nếu tiếp tục duy trì các biện pháp phòng dịch hiện tại.

  Người đi bộ đeo mặt nạ bảo hộ đi qua trước Nhà hát Fargo ở trung tâm thành phố Fargo, North Dakota, Hoa Kỳ, vào thứ Tư, ngày 14/10. Ảnh: CNBC.

Người đi bộ đeo mặt nạ bảo hộ đi qua trước Nhà hát Fargo ở trung tâm thành phố Fargo, North Dakota, Hoa Kỳ, vào thứ Tư, ngày 14/10. Ảnh: CNBC.

Ủy ban quốc gia về COVID-19 của Ấn Độ do Giáo sư M. Vidyasagar thuộc Viện IIT -Hyderabad dẫn đầu cho rằng Ấn Độ đã đến đỉnh dịch. Hiện 30% dân số Ấn Độ được cho là đã phát triển kháng thể chống virus SARS-CoV-2, so với tỷ lệ 14% vào cuối tháng 8. Đó là lý do số ca nhiễm mới giảm. Tuy nhiên, ủy ban trên lo ngại việc không tuân thủ các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và sát khuẩn trong mùa lễ hội sắp tới sẽ có thể dẫn tới nguy cơ tăng thêm 2,6 triệu ca mắc trong vòng một tháng. Dự báo vào tháng 2/2021 - thời điểm dự báo dịch bệnh kết thúc tại Ấn Độ, nước này sẽ có tổng cộng khoảng 10,5 triệu ca mắc COVID-19.

Tại châu Âu, tối 18/10, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã ban hành sắc lệnh mới siết chặt hơn nữa các quy định về phòng chống dịch COVID-19. Đáng chú ý, sắc lệnh quy định các thị trưởng có quyền ban hành lệnh đóng cửa quảng trường và đường phố ở các khu vực trung tâm đô thị sau 21h nhằm tránh các hoạt động tụ tập đông người.

Bên cạnh đó, sắc lệnh cũng ban hành các quy định nghiêm ngặt hơn như: đình chỉ các cuộc họp, hội nghị; hạn chế thời gian hoạt động của các quán bar, hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông công cộng; tăng tính linh hoạt trong hoạt động giảng dạy của các trường trung học, đồng thời các trường trung học phổ thông không được mở cửa trước 9h sáng.

Sắc lệnh này được Chính phủ Italy ban hành trong bối cảnh số ca nhiễm mới trong những ngày qua ở nước này liên tục vượt mức kỷ lục, trung bình hơn 10.000 ca mỗi ngày, đặc biệt ngày 18/10 ghi nhận 11.705 ca nhiễm mới, cao nhất từ khi bùng phát dịch.

Tại Đức, Ban lãnh đạo đảng bảo thủ Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) cho biết đảng này sẽ vẫn tổ chức đại hội đảng bầu chủ tịch mới theo đúng kế hoạch vào ngày 4/12 tới tại thành phố Stuttgart (Tây Nam nước này), đồng thời bác bỏ thông tin cho rằng đại hội sẽ phải tổ chức dưới hình thức trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Người được bầu tại đại hội này sẽ được xem là ứng cử viên tiềm năng kế nhiệm vị trí Thủ tướng Đức thay bà Angela Merkel, 66 tuổi, người trước đó thông báo sẽ kết thúc nhiềm kỳ Thủ tướng thứ 4 liên tiếp của mình và không tiếp tục ra tranh cử trong cuộc bầu cử liên bang được ấn định vào năm 2021.

Trong 24 giờ qua, Pháp đã ghi nhận thêm 29.837 ca mắc COVID-19 và 85 ca tử vong do căn bệnh này, nâng tổng số người nhiễm bệnh và tử vong lần lượt lên 897.034 và 33.477 trường hợp.

Tại châu Phi, Bộ trưởng Y tế Nam Phi Zweli Mkhize và vợ của ông đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Bộ trưởng Mkhize cho biết "hiện tôi đang cách ly tại nhà, cả tôi và vợ tôi vẫn lạc quan rằng chúng tôi sẽ khỏi bệnh và hồi phục hoàn toàn

(Tổng hợp)

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h00 ngày 19/10, trên thế giới có tổng cộng 40.264.218 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.118.167 ca tử vong. Số ca bình phục là 30.108.031 ca.  Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19, với 8.387.789 ca mắc và 224.730 ca tử vong. Tiếp đến là Ấn Độ với 7.548.238 ca mắc và 114.642 ca tử vong, Brazil với 5.235.344 ca mắc và 153.905 ca tử vong, Nga với 1.399.334 ca mắc và 24.187 ca tử vong.Tại Ấn Độ - tâm dịch của châu Á - các nhà khoa học hàng đầu khẳng định nước này có thể kiểm soát được dịch COVID-19 vào đầu năm 2021 nếu tiếp tục duy trì các biện pháp phòng dịch hiện tại.  Ủy ban quốc gia về COVID-19 của Ấn Độ do Giáo sư M. Vidyasagar thuộc Viện IIT -Hyderabad dẫn đầu cho rằng Ấn Độ đã đến đỉnh dịch. Hiện 30% dân số Ấn Độ được cho là đã phát triển kháng thể chống virus SARS-CoV-2, so với tỷ lệ 14% vào cuối tháng 8. Đó là lý do số ca nhiễm mới giảm. Tuy nhiên, ủy ban trên lo ngại việc không tuân thủ các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và sát khuẩn trong mùa lễ hội sắp tới sẽ có thể dẫn tới nguy cơ tăng thêm 2,6 triệu ca mắc trong vòng một tháng. Dự báo vào tháng 2/2021 - thời điểm dự báo dịch bệnh kết thúc tại Ấn Độ, nước này sẽ có tổng cộng khoảng 10,5 triệu ca mắc COVID-19.Tại châu Âu, tối 18/10, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã ban hành sắc lệnh mới siết chặt hơn nữa các quy định về phòng chống dịch COVID-19. Đáng chú ý, sắc lệnh quy định các thị trưởng có quyền ban hành lệnh đóng cửa quảng trường và đường phố ở các khu vực trung tâm đô thị sau 21h nhằm tránh các hoạt động tụ tập đông người. Bên cạnh đó, sắc lệnh cũng ban hành các quy định nghiêm ngặt hơn như: đình chỉ các cuộc họp, hội nghị; hạn chế thời gian hoạt động của các quán bar, hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông công cộng; tăng tính linh hoạt trong hoạt động giảng dạy của các trường trung học, đồng thời các trường trung học phổ thông không được mở cửa trước 9h sáng. Sắc lệnh này được Chính phủ Italy ban hành trong bối cảnh số ca nhiễm mới trong những ngày qua ở nước này liên tục vượt mức kỷ lục, trung bình hơn 10.000 ca mỗi ngày, đặc biệt ngày 18/10 ghi nhận 11.705 ca nhiễm mới, cao nhất từ khi bùng phát dịch.Tại Đức, Ban lãnh đạo đảng bảo thủ Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) cho biết đảng này sẽ vẫn tổ chức đại hội đảng bầu chủ tịch mới theo đúng kế hoạch vào ngày 4/12 tới tại thành phố Stuttgart (Tây Nam nước này), đồng thời bác bỏ thông tin cho rằng đại hội sẽ phải tổ chức dưới hình thức trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Người được bầu tại đại hội này sẽ được xem là ứng cử viên tiềm năng kế nhiệm vị trí Thủ tướng Đức thay bà Angela Merkel, 66 tuổi, người trước đó thông báo sẽ kết thúc nhiềm kỳ Thủ tướng thứ 4 liên tiếp của mình và không tiếp tục ra tranh cử trong cuộc bầu cử liên bang được ấn định vào năm 2021.Trong 24 giờ qua, Pháp đã ghi nhận thêm 29.837 ca mắc COVID-19 và 85 ca tử vong do căn bệnh này, nâng tổng số người nhiễm bệnh và tử vong lần lượt lên 897.034 và 33.477 trường hợp.Tại châu Phi, Bộ trưởng Y tế Nam Phi Zweli Mkhize và vợ của ông đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Bộ trưởng Mkhize cho biết "hiện tôi đang cách ly tại nhà, cả tôi và vợ tôi vẫn lạc quan rằng chúng tôi sẽ khỏi bệnh và hồi phục hoàn toàn

NGỌC CHÂU

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật