Báo cáo vào tháng 12/2021 do tổ chức tài chính toàn cầu MasterCard cho biết, có ít hơn 5% tổng số nhà đầu tư lĩnh vực công nghệ blockchain là phụ nữ. Trên thực tế, nhiều phụ nữ đã bắt đầu quan tâm vào các tài sản kỹ thuật số được hỗ trợ bởi blockchain chẳng hạn NFT (Non-fungible token, tạm dịch là token không thể thay thế), hay các ứng dụng phi tập trung (Decentralize App).
Tuy vậy, so với nam giới phần nhiều phụ nữ vẫn chưa tiếp cận được đầy đủ kiến thức và hiểu biết trong ngành công nghiệp blockchain hiện nay. Mong muốn thay đổi viễn cảnh, ngày 24/06/2022, Tổ chức đào tạo cung ứng nhân sự ngành Blockchain S.H.E Blockchain đã tổ chức Lễ ra mắt cộng đồng Blockchain Việt Nam.
Sự kiện ra mắt của S.H.E có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, dành được nhiều sự quan tâm từ tất cả các tổ chức trong ngành blockchain. Đơn vị hướng tới đào tạo các thành viên, đặc biệt là phụ nữ về tư duy, kiến thức và kỹ năng mềm để tham gia vào ngành công nghiệp blockchain. Bên cạnh đó, thành viên của S.H.E cũng được nâng cao thêm về tiếng Anh chuyên ngành và kỹ năng thuyết trình thông qua việc tham gia các vòng tranh luận được dẫn dắt bởi mentor (người hướng dẫn).
Nhà sáng lập Phạm Thùy Linh chia sẻ về lộ trình phát triển |
Theo số liệu do không chính thức do S.H.E Blockchain công bố tại sự kiện, lượng lao động nữ trong ngành công nghiệp blockchain hiện chỉ chiếm từ 10-30% toàn bộ ngành. Việc thiếu vắng "nửa kia" trong bức tranh nhân lực ngành vô tình trở thành một lực cản sự phát triển, vì rất nhiều bộ kỹ năng giao tiếp, xử lý công việc chỉ có thể được xử lý uyển chuyển nhất trong tay phụ nữ.
Tại sự kiện, nhà sáng lập Phạm Thùy Linh chia sẻ: “S.H.E Blockchain lấy phụ nữ làm trung tâm, với định hướng trở thành tổ chức đào tạo, cung ứng nhân sự chất lượng cho các doanh nghiệp, dự án hoạt động trong lĩnh vực Blockchain tại Việt Nam và quốc tế’.
Cũng tại sự kiện, Ông Cris D. Tran, Giám đốc điều hành Quỹ khởi nghiệp quốc gia Việt Nam - Giám đốc chiến lược tại Việt Nam của Houbi Global nhận xét, sự tham gia đào tạo của S.H.E Blockchain sẽ góp phần giải quyết một phần thiếu hụt nguồn nhân lực triển khai của các dự án Blockchain hiện nay. Và Việt Nam hoàn toàn đủ các tài năng để làm tốt công tác đào tạo nhân sự kinh doanh, marketing trong lĩnh vực này. Từ đó, tạo nguồn nhân sự mới để “xuất khẩu” sang các nước.
Sau khóa đào tạo đầu tiên, S.H.E Blockchain sẽ đóng gói quy trình và nhượng quyền. Trong năm 2023, Tổ chức này đến các thị trường trong khu vực ASEAN, APAC như Malaysia, Philippines, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản… Mục tiêu kỳ vọng của Tổ chức này tới năm 2025 có thể đào tạo được khoảng 10.000 học viên blockchain trên toàn thế giới. Nhân sự Blockchain trên toàn cầu có thể kết nối tạo thành một mạng lưới rộng lớn, góp phần hỗ trợ blockchain bùng nổ nhanh hơn.