Theo số liệu của Đoàn giám sát của Quốc hội, Giai đoạn từ tháng 7-2014 đến tháng 7-2018, cả nước đã xảy ra hơn 13.000 vụ cháy. Đây sẽ là vấn đề được đua ra thảo luậ trong phiên họp Quốc hội vào ngày 13/11 hôm nay,
Theo thống kê mỗi năm có khoảng hơn 300 vụ cháy, làm chết 87 người, 206 người bị thương, thiệt hại 1.600 tỷ đồng và đặc biệt là 1.600ha rừng.
Vụ cháy nhà máy phích nước Rạng Đông. |
Như vậy trung bình mỗi ngày có ít nhất 9 vụ cháy xảy ra khiến 1 người chết, thiệt hại 4,4 tỷ đồng và 5,3ha rừng.
Những địa phương xảy ra vụ cháy đa phần là thành thị với 63% và 5.600 vụ, chiếm 43%, và hơn 4.800 vụ tại cơ sở kinh tế tư nhân. Trong đó cháy lớn có 126 vụ, chỉ tương đương với 1% nhưng lại thiệt hại 76% cơ sở vật chất và kinh phí. Ngoài ra, hơn 3.200 vụ do sơ suất trong sử dụng lửa, xăng dầu và khí đốt.
Đa phần đều do phát sinh từ các thiết bị, sự cố hệ thống điện, một vài tỉnh như Thừa Thiên – Huê, Quảng Nam, Quảng Bình, Bình Định… có nhiều cháy rừng quy mô lớn, thời gian kéo dài, tổn thất về cả nhân lực và vật chất.
Các vụ cháy lớn đã làm chết 35 người, bị thương 72 người, thiệt hại tài sản hơn 4.900 tỉ đồng. Trong đó có các vụ cháy tiêu biểu như phường Trung Văn (Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội); vụ cháy tại khu công nghiệp Việt Hương (Bình Dương); vụ cháy chợ tại huyện Ea Kar (Đắc Lắk)... và gần đây là vụ cháy tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông (Hà Nội)… không chỉ thiệt hại về người và của mà còn gây ô nhiễm môi trường. Gần đây, vụ cháy nhà máy phích nước Rạng Đông thuộc Thanh Xuân cũng gây tác động tương tự, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Báo cáo Giám sát của Quốc hỏi nêu rõ: "Tình hình cháy, nổ sẽ có chiều hướng gia tăng và tiếp tục diễn biến phức tạp; nguy cơ xảy ra cháy cao vẫn tập trung nhiều ở thành thị với các khu vực đông dân cư có loại hình nhà, xưởng, nhà dân vừa ở vừa kết hợp sử dụng vào nhiều mục đích khác, nhà cao tầng - siêu cao tầng, chợ, trung tâm thương mại.
Cháy do các hành vi vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn điện, sự cố hệ thống, thiết bị điện vẫn ở nguy cơ cao. Cháy do sơ suất trong sử dụng lửa, xăng dầu và khí đốt; cháy rừng ở những địa phương có nhiều rừng chịu tác động nhiều của mùa khô, nắng nóng và chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam…”.
Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá: "Tình trạng vi phạm các quy định về điều kiện an toàn PCCC được phát hiện còn ít so với thực tế. Thiếu kiên quyết trong việc xử lý đối với các hành vi vi phạm, đa số là dừng lại ở việc kiến nghị, hướng dẫn.
Thiếu cơ chế giám sát việc thi hành các quyết định xử lý của cơ quan chức năng có thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm đã được phát hiện. Nhiều vụ cháy không làm rõ được nguyên nhân do nhiều yếu tố khách quan nên không đề xuất được giải pháp PCCC phù hợp".
Quốc hội thảo luận về PCCC giai đoạn từ 2014 - 2018. |
Trong các năm từ 2014 – 2018, có hơn 11.000 vụ cháy được xử lý, còn lại hơn 1000 đang được điều tra về trách nhiệm hình sự với các nhân theo quy định của Pháp luật về PCCC.
Cũng trong khoảng thời gian này, có đến hơn 50.000 dự án, công trình đã dược thẩm duyệt về vấn đề PCCC. Tuy nhiên vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng cháy nổ tại các dự án không được đưa vào thẩm duyệt. Đây là tình trạng đáng báo động.
Cho đến tháng 7-2018, cả nước vẫn tồn tại 110 công trình chung cư, nhà cao tầng đã được chủ đầu tư đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC.
Báo cáo của Đoàn giám sát nêu rõ: "Nguyên nhân chủ yếu là do chủ đầu tư tự ý điều chỉnh thiết kế, thi công sai so với thiết kế được duyệt, lựa chọn, lắp đặt các hệ thống, thiết bị PCCC không đồng bộ, kém chất lượng dẫn đến hệ thống không hoạt động theo đúng chức năng nên chưa đủ điều kiện để được nghiệm thu về PCCC.
Mặt khác do sức ép về thời hạn xây dựng công trình nên chủ đầu tư phải bàn giao nhà cho người dân vào ở trong khi chưa hoàn thiện hệ thống kỹ thuật PCCC. Việc xử lý các công trình này còn gặp nhiều khó khăn do liên quan đến mặt bằng kết cấu xây dựng và kinh phí đầu tư khắc phục”.
Quốc hội đang tích cực thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC giai đoạn 2014-2018.