• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xuất hiện người vượt mặt Elon Musk, trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới

Ông Bernard Arnault - Chủ tịch kiêm CEO của LVMH, được biết đến với khả năng dự đoán chính...

Theo bảng xếp hạng tỷ phú của Forbes, ông Bernard Arnault - Chủ tịch kiêm CEO của LVMH - vừa vượt CEO Tesla Elon Musk trở thành người giàu nhất thế giới. Người đứng sau đế chế hàng xa xỉ sở hữu khối tài sản 186,2 tỷ USD, tăng 1,5 tỷ USD so với ngày 7/12. Còn tài sản ròng của tỷ phú xe điện thu hẹp còn 185 tỷ USD.

Arnault sinh năm 1949 trong một gia đình khá giả tại Roubaix, Pháp, có cha là chủ sở hữu công ty xây dựng dân dụng Ferret-Savinel, mẹ là "tín đồ" của Dior. Sau khi tốt nghiệp École Polytechnique, trường kỹ sư hàng đầu của Pháp, Arnault bắt đầu làm việc cho công ty của cha.

Bernard Arnault 
Bernard Arnault 

Arnault đã dùng số vốn 15 triệu USD từ công việc kinh doanh xây dựng của cha, mạo hiểm đầu tư vào lĩnh vực thời trang.

Thập niên 1980. Thương hiệu Arnault mua đầu tiên là Boussac - công ty mẹ của Christian Dior - năm 1985. Sau đó, ông liên tục mua lại các thương hiệu và có biệt danh "Con sói diện áo cashmere" trên các phương tiện truyền thông Pháp.

Năm 1987, tập đoàn LVMH ra đời, tiếp tục thâu tóm các thương hiệu cao cấp hàng đầu châu Âu, gồm Louis Vuitton (1987), Givenchy (1988), thương hiệu nước hoa, trang điểm và chăm sóc da khổng lồ Guerlain của Pháp (1994), Céline (1996), thương hiệu trang sức Italy Bvlgari (2011), Christian Dior (2017), thương hiệu trang sức và phụ kiện cao cấp của Mỹ Tiffany & Co. (2020), nhãn hiệu cao cấp Off-White của Italy (2021).... Hiện tập đoàn sở hữu 75 thương hiệu nổi tiếng.

Bên cạnh đó, ông còn đầu tư tiền vào lĩnh vực bất động sản, tác phẩm nghệ thuật, du thuyền, văn hóa...

Theo Life Style Asia, Arnault sở hữu một hòn đảo nhỏ ngoài khơi Antibes mang tên Fort Royal rộng 10 ha. Ông cũng được cho là sở hữu Indigo, một hòn đảo tư nhân rộng hơn 54,6 ha, nằm ở Bahamas. Ông mua hiều siêu du thuyền để di chuyển ra đảo, nghỉ dưỡng, đồng thời nâng cấp và bán lại cho các đại gia người Nga.

Năm 2008, Arnault mua lại công ty đóng du thuyền sang trọng của Hà Lan - Royal Van Lent - và nhà sản xuất du thuyền nổi tiếng của Anh - Princess Yachts International - với giá lần lượt hơn 300 triệu euro và 200 triệu euro.

Ông còn sở hữu du thuyền Symphony nằm trong top 100 siêu du thuyền và Feadship lớn nhất thế giới. Arnault cũng mua Amadeus, một siêu du thuyền được đóng vào năm 1969, để đón nhiều nhân vật nổi bật, trong đó có cựu Thủ tướng Anh Tony Blair và ngôi sao nhạc rock Bono. Sau đó, ông bán nó vào năm 2015. Năm 2004, ông mua L'Hermione dài 104 mét do Feadship chế tạo tại Hà Lan. Năm 2012, ông bán cho doanh nhân người Nga Andrei Melnichenko với giá 300 triệu USD.

Ông sở hữu bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật đẳng cấp thế giới, trong đó có các bức họa của Picasso, Andy Warhol và Henry Moore.

Ngoài biệt thự này, Arnault có một dinh thự kiểu lâu đài bên bờ sông ở Saint-Tropez, Pháp. Nhà có nhiều phòng ngủ, bể bơi ngoài trời, sân tennis, rạp chiếu phim và khu ở riêng cho nhân viên.

Khách sạn Cheval Blanc và Belmond thuộc sở hữu của LVMH, mang đến vẻ xa hoa không giống bất cứ nơi nào.

Theo Forbes, để tiện việc đi lại, Bernard Arnault đã chi 40 triệu USD cho chiếc máy bay phản lực Dassault Falcon 7X. Trước đây, ông sở hữu một chiếc Bombardier Global Express 6000. Ông còn có chiếc Bombardier Global 7500 có thể chứa tối đa 19 hành khách.

Ngoài ra ông còn sở hữu nhiều đồng hồ đắt giá, trong đó có hai mẫu Patek Philippe mua tại buổi đấu giá do Christie's tổ chức ở Geneva: một chiếc một triệu USD, chiếc còn lại trị giá 1,2 triệu USD. Thích rượu vang, ông mời 23 nhà sản xuất gia nhập LVMH, cùng chế tạo, kinh doanh rượu cognac, vang và champagne cao cấp trên khắp thế giới.

Anh Antoine Arnault, con trai của CEO LVMH, mô tả nền tảng thành công của cha là "khả năng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nhà thiết kế tài năng".

“Nhiều người nghĩ ông ấy sở hữu tư duy chiến lược sắc bén để xây dựng một đế chế. Nhưng điểm mạnh lớn nhất của ông ấy là khả năng trao đổi với các chuyên gia sáng tạo và tạo điều kiện cho họ phát triển”, anh khẳng định.

“Ông ấy điều khiển các nhà thiết kế như những quân cờ. Ông ấy luôn biết cần dùng ai để phá vỡ những rào cản. Thời trang là ngành công nghiệp của sự thay đổi và ông ấy hiểu rõ điều đó”, Tổng biên tập Vogue Anna Wintour đánh giá.

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật