Thời gian gần đây, nhiều người dùng Facebook lên tiếng cảnh báo chiêu trò mới của các đối tượng lừ đảo nhằm đánh cắp tài khoản. Mục tiêu của đói tượng lừa đảo thường là các quản trị viên của những fanpage hoặc hội nhóm sở hữu số lượng thành viên đông đảo.
Thông qua ứng dụng nhắn tin Messenger hoặc Zalo, đối tượng lừa đảo sẽ tiếp cận nạn nhân và đề nghị thuê đăng bài viết quảng cáo trên fanpage hoặc hội nhóm với mức giá hấp dẫn. Khi được hỏi về nội dung cần đăng bài quảng cáo, đối tượng lừa đảo sẽ gửi cho nạn nhân một tệp tin với đuôi ".rar" hoặc ".zip". Thực chất đây là những tệp tin dạng nén có chứa mã độc.
Kẻ gian sẽ gửi cho nạn nhân một tệp tin với đuôi ".rar" hoặc ".zip". Trên thực tế, đây là những tệp tin dạng nén có chứa mã độc. |
Ngay khi nạn nhân tải xuống tệp tin và tiến hành giải nén, mã độc sẽ lập tức tấn công máy tính và đánh cắp toàn bộ dữ liệu trên các trình duyệt, bao gồm cookies, mật khẩu và nhiều thông tin khác của nạn nhân.
Từ những thông tin lấy được, đối tượng lừa đảo có thể đánh cắp tài khoản Facebook của người dùng và chiếm đoạt nhiều thông tin như fanpage, hội nhóm mà tài khoản đó đang nắm quyền quản trị,...
Thực tế, chiêu trò này từng được kẻ gian sử dụng khá nhiều lần để lừa các nạn nhân nhẹ dạ cả tin. Khi tải về những tệp tin có chứa mã độc, không chỉ tài khoản Facebook mà những thông tin quan trọng như tài khoản ngân hàng trực tuyến, các tài khoản mạng xã hội,... đều có thể bị hacker khai thác để sử dụng vào mục đích bất hợp pháp.
Theo các chuyên gia bảo mật, người dùng cần tuyệt đối cảnh giác khi nhận các tệp tin có đuôi ".rar" hoặc ".zip" được gửi từ những tài khoản lạ. Ngoài ra, người dùng cũng cần chủ động thiết lập bảo mật hai lớp để tăng cường bảo mật cho tài khoản mạng xã hội của mình.
Người dùng Facebook trên máy tính cần tuyệt đối cảnh giác khi nhận tệp tin có đuôi ".rar" hoặc ".zip". |
Theo chia sẻ từ các chuyên gia bảo mật, người dùng Facebook trên máy tính cần tuyệt đối cảnh giác khi nhận tệp tin có đuôi ".rar" hoặc ".zip" được gửi từ những tài khoản khác. Thêm vào đó, người dùng cũng cần chủ động thiết lập bảo mật hai lớp để tăng cường bảo mật cho tài khoản.
Theo ghi nhận của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam đã tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 37,82% so với 6 tháng cuối năm 2022.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam.