• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chân dung 3 nhà khoa học vừa được trao giải thưởng VinFuture trị giá 3 triệu USD

Ba nhà khoa học nổi tiếng thế giới đã thắng Giải thưởng Chính trị giá 3 triệu USD của...

Tối 20/1, Giải thưởng VinFuture đã diễn ra tại Nhà hát Lớn ở Hà Nội với sự tham dự của đông đảo các đại biểu trong nước và quốc tế. Giải thưởng Chính - giải thưởng cao nhất, với phần thưởng trị giá 3 triệu USD - đã vinh danh 3 nhà khoa học Katalin Kariko, Drew Weissman và Pieter R.

Katalin Kariko 

Sinh năm 1955, bà Katalin Kariko là con gái của một người làm nghề bán thịt ở Kisújszállás, một thị trấn cách Budapest, Hungary 150 km về phía đông. 

Trong toàn bộ sự nghiệp làm khoa học, bà Kariko tập trung vào nghiên cứu công nghệ mRNA nhưng bà liên tục bị từ chối trong nhiều năm với công trình nghiên cứu về mRNA khi không nhận được các khoản tài trợ cho nghiên cứu của bản thân.

  Nhà khoa học người Hungary, Katalin Kariko (Ảnh: Nguyễn Nguyễn).

Nhà khoa học người Hungary, Katalin Kariko (Ảnh: Nguyễn Nguyễn).

Trong suốt những năm 1990, bà chuyển từ phòng thí nghiệm này tới phòng thí nghiệm khác và chưa bao giờ được trả quá 60.000 USD/năm.

Khi bà gặp tiến sĩ Drew Weissman - người khi đó đang theo đuổi mục tiêu sản xuất vaccine cho căn bệnh thế kỷ AIDS. Ông Weissman đã nhận thấy tiềm năng trong nghiên cứu mRNA của bà Kariko và đã quyết định hợp tác với bà.

Nghiên cứu về mRNA của họ đã bắt đầu được hình thành và tới nay đã trở thành nền móng cho các nhà sản xuất vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna sản xuất ra những liều vaccine cứu sống hàng tỷ người trên toàn cầu.

Drew Weissman

Drew Weissman, người cùng chiến thắng Giải thưởng Chính hiện là giáo sư y khoa tại Trường Y Perelman, thuộc Đại học Pennsylvania, Mỹ. Trước khi giành giải VinFuture, ông cùng bà Kariko đã giành được hàng loạt giải thưởng cao quý, bao gồm Giải thưởng Nghiên cứu Y khoa Lâm sàng Lasker-DeBakey.

Ông Weisman, 63 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Lexington, Massachusetts, Mỹ. Ông nhận bằng cử nhân Đại học Brandeis, Mỹ vào năm 1981, chuyên ngành hóa sinh và enzym học. Ông sau đó nhận bằng thạc sĩ và tiến sĩ ở Đại học Boston.

  Nhà khoa học người Mỹ Drew Weissman (Ảnh: Philadelphia Inquirer).

Nhà khoa học người Mỹ Drew Weissman (Ảnh: Philadelphia Inquirer).

Năm 1997, ông chuyển tới Đại học Pennsylvania để nghiên cứu công nghệ RNA và sinh học hệ miễn dịch bẩm sinh. Ông gặp bà Kariko tại một chiếc máy photocopy, nơi họ đồng cảm về việc các nghiên cứu về mRNA. Hai người đã quyết định hợp tác để tập trung nghiên cứu công nghệ mRNA cho vaccine.

Tới năm 2020, công nghệ mRNA của họ nghiên cứu đã giúp Pfizer/BioNTech và Moderna phát triển ra vaccine Covid-19, góp phần giúp thế giới thần tốc phát triển "vũ khí" chống lại đại dịch toàn cầu.

Ông Weissman cũng hợp tác với các nhà khoa học tại Thái Lan nhằm phát triển và cung cấp vaccine Covid-19 cho quốc gia này và các nước láng giềng thu nhập thấp khó tiếp cận với vaccine.

 Pieter Cullis

Ông Cullis được biết tới là  đã nghiên cứu ra các hạt nano lipid (LNP), được xem là công nghệ để đưa vaccine mRNA vào tế bào cơ thể người. Đây là một ứng dụng quan trọng giúp cho việc phát triển vaccine Covid-19 công nghệ mới đã được các hãng dược tiến hành với tốc độ thần tốc.

Ông hiện là Giám đốc Viện Khoa học Sự sống tại Đại học British Columbia (UBC). Ông Cullis nhận được bằng tiến sĩ tại UBC rồi sau đó chuyển tới Đại học Oxford (Anh) để theo đuổi nghiên cứu sau tiến sĩ.

  Nhà khoa học người Canada Pieter Cullis (Ảnh: UBC).

Nhà khoa học người Canada Pieter Cullis (Ảnh: UBC).

Trong thời kỳ đó, ông bắt đầu công trình nghiên cứu về các hạt lipid. Trong sự nghiệp hàng chục năm, ông đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá về nghiên cứu khoa học.

Ông Cullis đã đồng sáng lập 10 công ty công nghệ sinh học, đã xuất bản hơn 300 bài báo khoa học và là người sở hữu hơn 60 bằng sáng chế. Ông cũng là người đồng sáng lập Personalized Medicine Initiative (Sáng kiến Y học cá nhân hóa) năm 2012. 

Ông Cullis là người đưa công nghệ hạt nano lipid từ lý thuyết trở thành hiện thực. Ông cũng đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển thuốc phi lợi nhuận (nay là Admare BioInnovations) và các tổ chức phi lợi nhuận khác như Mạng lưới đổi mới NanoMedicines. 

Ông Cullis đã bỏ ra 25 năm nghiên cứu ra công nghệ LNP đột phá nói trên. Ông cũng nhận định rằng công nghệ mRNA có thể rất nhiều ứng dụng quan trọng, nhất là trong việc điều chế ra vaccine để ngăn chặn những mầm bệnh nguy hiểm trên toàn cầu.

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật