• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sự thăng trầm của startup thời trang Zilingo

Công ty có trụ sở tại Singapore đang chuẩn bị thanh lý, chấm dứt những khó khăn đã làm rung...

Startup thời trang Zilingo từng được ca ngợi là con cưng của làng công nghệ Đông Nam Á và thậm chí đã suýt trở thành một kỳ lân cách đây 4 năm nhưng giờ đây, Zilingo đang gặp khó khăn.

Hôm 23/1, the Economic Times đưa tin rằng công ty có trụ sở tại Singapore đã bán tài sản công nghệ của mình cho nhà cung cấp phần mềm quản lý thương mại điện tử Thụy Sĩ Buyogo AG, cùng với công ty nCinga Innovations có trụ sở tại Sri Lanka.

Việc bán được cho là đã hoàn tất vào tuần đầu tiên của tháng 1/2023, đánh dấu sự khởi đầu của quá trình thanh lý tại công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Singapore.

Quá trình này sẽ chấm dứt cuộc đấu tranh sinh tồn kéo dài nhiều tháng của Zilingo, vốn đã gây chấn động ngành công nghệ ở Đông Nam Á và Ấn Độ.

Từ kỳ lân đến thất bại

Công ty được thành lập vào năm 2015 bởi bà Ankiti Bose và đối tác kinh doanh của bà là Dhruv Kapoor, giúp tập hợp các nhà bán lẻ thời trang nhỏ ở Singapore, Bangkok và Jakarta vào một nền tảng duy nhất.

Sự thăng trầm của startup thời trang Zilingo - Ảnh 1.

Từ đó, Zilingo mở rộng sang không gian doanh nghiệp với doanh nghiệp bằng cách cung cấp khả năng chuỗi cung ứng cho các thương gia thời trang.

Đến tháng 9/2017, công ty được cho là đã giao hàng đến tám quốc gia có trung tâm người bán ở Hồng Kông, Hàn Quốc, Việt Nam, Campuchia, Indonesia và Thái Lan, bổ sung thêm 5.000 người bán mới vào nền tảng của mình.

Vào năm 2018, Zilingo bắt đầu hợp tác với các công ty công nghệ tài chính để cung cấp vốn lưu động cho những người bán nhỏ để họ có thể mua nguyên liệu thô để sản xuất hàng hóa.

Vào đầu năm 2019, Zilingo đã huy động được 226 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm Sequoia và Temasek, và đẩy giá trị lên mức 970 triệu USD, tiệm cận mốc 1 tỷ USD của các "kỳ lân".

Cuối năm đó, Zilingo thông báo rằng họ sẽ chi 100 triệu USD để mở rộng sang Mỹ, thành lập văn phòng ở New York và Los Angeles.

Sự thăng trầm của startup thời trang Zilingo - Ảnh 2.

Zilingo, nền tảng công nghệ và thương mại ngành thời trang, một trong những công ty khởi nghiệp nổi tiếng nhất Singapore, đang đối diện với tương lai ảm đạm.

Ankiti Bose, khi đó 27 tuổi, được ca tụng là một người có tầm nhìn xa và là một dấu hiệu cho thấy tiềm năng kinh doanh ở Đông Nam Á.

Nhưng, công ty đã phải đối mặt với những khó khăn về tăng trưởng sau khi các hạn chế do đại dịch gây ra buộc nhiều doanh nghiệp nhỏ phải đóng cửa. Để điều tiết chi phí của chính mình, Zilingo đã cắt giảm một số việc làm vào năm 2020 và giảm quy mô các đội tiếp thị, tìm nguồn cung ứng và hỗ trợ ở Mỹ, Úc, Singapore và Indonesia.

Tuy nhiên, những rạn nứt sớm bắt đầu xuất hiện, với việc hội đồng quản trị ngày càng lo ngại về hiệu quả tài chính của công ty và chi tiêu hoang phí.

Theo Bloomberg, số tiền 226 triệu USD mà Zilingo huy động được từ các nhà đầu tư vào đầu năm 2019 đã biến mất sau chưa đầy hai năm.

Công ty cũng không nộp báo cáo tài chính hàng năm, đây là yêu cầu cơ bản đối với tất cả các doanh nghiệp có quy mô như vậy ở Singapore, trong hai năm - 2020 và 2021 và đại dịch COVID-19 cũng ảnh hưởng đến doanh thu của Zilingo.

Sự thăng trầm của startup thời trang Zilingo - Ảnh 3.

Tháng 3/2022, Zilingo quyết định đình chỉ CEO Ankiti Bose (30 tuổi) vì những khiếu nại về bất thường tài chính.

Vào ngày 31/3/2022, Bose đã được gọi đến một cuộc họp với ba thành viên hội đồng quản trị và nói về những lời phàn nàn "nghiêm trọng" về sự chênh lệch trong tài khoản và quản lý yếu kém, theo một bức thư được Bloomberg xem xét. Sau đó cô đã bị thẩm vấn bởi hai người từ Kroll, công ty điều tra. Việc đình chỉ của Bose dự kiến sẽ kéo dài đến ngày 5/5/2022.

Vào tháng 4 năm ngoái, Zilingo quyết định đình chỉ CEO Ankiti Bose vì những khiếu nại về bất thường tài chính. Một tháng sau, bà bị sa thải.

Trong khi đó, công ty tiếp tục thu hẹp quy mô. Theo Bloomberg, số lượng nhân viên cuối cùng của Zilingo là dưới 100 nhân viên ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka và Bangladesh.

Nhà đầu tư của Zilingo là ai?

Vào năm 2015, Zilingo đã huy động được khoảng 1,9 triệu USD từ Sequoia Capital cũng như ba nhà đầu tư thiên thần trong vòng hạt giống của mình, theo nhà cung cấp dữ liệu kinh doanh Crunchbase.

Sự thăng trầm của startup thời trang Zilingo - Ảnh 4.

Sau khoản đầu tư ban đầu, công ty đã trải qua bốn vòng cấp vốn hàng loạt từ năm 2016 đến năm 2019.

Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV vào năm 2021, bà Bose nói rằng công ty đang xem xét phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) để huy động vốn nhưng điều này đã không bao giờ thành hiện thực.

Tổng cộng có 23 nhà đầu tư bao gồm Temasek Holdings, Sequoia Capital India và Sofina được liệt kê trên trang của Zilingo trên Crunchbase.

Tính đến ngày 21/6 năm ngoái, năm cổ đông hàng đầu của công ty là: Sequioa (26,5%), Burda Principal Investments (10,5%), bà Bose (8,6%), ông Kapoor (8,6%) và Temasek (8,3% xu), theo hồ sơ Zilingo.

Việt Nam là một phần trong chiến lược tăng trưởng chủ chốt nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh B2B . Điển hình là vào cuối tháng 10 năm 2019, Zilingo đã kết nối với Hiệp hội Dệt May Việt Nam đem kỹ thuật số đến các xưởng may Việt Nam, kết nối nguồn hàng Việt Nam với các thương hiệu thời trang toàn cầu ở phương Tây cũng như duy trì vị trí của họ là những trung tâm sản xuất lớn trong ngành công nghiệp thời trang.

GIA HÂN

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật