Hòn đảo nhỏ Okinoshima nằm ngoài bờ biển Kyushu, đảo lớn thứ 3 của Nhật. Nơi đây đặc biệt vì không có bóng dáng phụ nữ nào, chỉ có đàn ông mới được phép ghé thăm hòn đảo này.
Đảo có một vẻ đẹp lộng lẫy |
Okinoshima nằm giữa đảo Kyushu ở Cực Tây Nam Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên. Toàn bộ hòn đảo được coi là đất thiêng của Thần đạo Shinto, với dân số chỉ bao gồm 1 người duy nhất, làm nhiệm vụ canh giữ ngôi đền trên đảo. Ảnh: Creative Commons.
Không ai biết chính xác tại sao phụ nữ lại bị cấm đến Okinoshima, chỉ biết rằng luật lệ này đã có từ thời xa xưa. Những khách viếng thăm nam giới cũng phải tuân thủ những luật lệ riêng. Một khi đến Okinoshima, họ phải cởi bỏ quần áo và thực hiện lễ tẩy rửa. Họ cũng không được mang bất cứ thứ gì về nhà từ hòn đảo này dù lớn hay nhỏ, và không được nói về chuyến đi của mình đến đây.
Đảo đã được Unesco công nhận là di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới |
Hòn đảo rộng khoảng 700 mét vuông này đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới trong kỳ họp thứ 41 tại Ba Lan.
Lễ tẩy trần của những người đàn ông |
Từ giữa thế kỷ 4 đến thế kỷ 9, các thủy thủ đã đến ngôi đền thiêng Munakata Taisha trên hòn đảo rộng 0,78km2 này để làm lễ cầu sự bình an cho tàu thuyền của họ ngoài đại dương sóng to gió lớn.
Người ta đã tìm thấy được khoảng 80.000 hiện vật ở hòn đảo này, bao gồm những mảnh vỡ từ loại cốc thủy tinh được cho là có nguồn gốc từ Ba Tư, cũng như các nhẫn vàng của người Triều Tiên và nhiều báu vật khác.
Lý do cho quy định cấm phụ nữ tới đảo chưa bao giờ được công khai. Ảnh: iromegane.com |
Đảo này không phải là địa điểm duy nhất của Nhật Bản cấm phụ nữ. Núi Sanjo ở Công viên Quốc gia Yoshino-Kuman tại trung tâm Honshu, một Di sản Thế giới UNESCO, cũng hoàn toàn không có bóng dáng một người phụ nữ nào. Ảnh: Flickr
Đảo luôn thu hút khách du lịch và tín ngưỡng tâm linh nhưng du lịch Nhật Bản và sở Văn hóa luôn xiết chặt quản lý số lượng người, hạn chế người lên đảo. |
Ngay môn đấu vật Sumo ở Nhật Bản cũng cấm phụ nữ lên sàn đấu vì phụ nữ sẽ làm vấy bẩn võ đài. Cho dù ngày nay Sumo cũng dành cho cả phái nữ nhưng phụ nữ chưa bao giờ được công nhận là những võ sĩ đấu vật chuyên nghiệp.