• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Dân mạng xôn xao với cảnh thầy dạy nhạc cho nữ học trò ăn... "kem kiểu Ý"

Nhiều người dùng mạng xã hội khó hiểu trước cách học đàn tranh kiểu mới giữa thầy Vĩnh...

Gần đây, dân mạng xôn xao tới khóa học âm nhạc truyền thống của nghệ sĩ Vĩnh Tuấn ở Duyệt Thị Trang (Long Thành - Đồng Nai). Tuy nhiên, không phải vì tiếng lành đồn xa, điều mọi người bàn tán chính bởi sự thân mật thái quá giữa thầy và các học viên nữ. Họ cho rằng, hình ảnh những cô gái ăn mặc "mát mẻ", có sự gần gũi quá mức với người thầy lớn tuổi là thiếu chuẩn mực.

Dân mạng xôn xao với cảnh thầy dạy nhạc cho nữ học trò ăn...

Trên facebook cá nhân và fanpage có tên Duyệt Thị Trang đều đăng tải rất nhiều hình ảnh, khoảnh khắc đàn ca sáo nhị hoặc ngao du sông nước, vui vẻ đời thường của người thầy râu tóc bạc phơ cùng học viên nữ. 

Đặc biệt, trong một bài đăng ngày 19/7, người nghệ sĩ này kể lại đoạn hội thoại của mình với học viên:

"Con ở đâu về vậy? - Dạ, Tây Ban Nha.

Con có biết ăn kem kiểu Ý không? - Dạ không.

Lại đây thầy dạy cho. Trong tình yêu người Ý có 1001 cách để tỏ bày, kể cả việc ăn kem. - Ôi, thích quá!"

Đính kèm đó là những hình ảnh dạy học viên "ăn kem kiểu Ý" của thầy Vĩnh Tuấn !

Khóa học âm nhạc truyền thống của nghệ nhân gốc hoàng tộc gây tranh cãi với màn "ăn kem kiểu Ý"

Không chỉ có thế, một số hình ảnh ghi lại cảnh học viên "tắm bùn và nhận bảo kiếm" cũng khiến cư dân mạng sửng sốt.

Một số hình ảnh tắm bùn của học viên và thầy Vĩnh Tuấn.

Được biệt, việc "tắm bùn và nhận bảo kiếm" là một trong những nghi thức trong khóa học của các học viên.

Dân mạng xôn xao với cảnh thầy dạy nhạc cho nữ học trò ăn...

Những hình ảnh kề má, ôm eo, bá cổ giữa thầy Vĩnh Tuấn và học trò, cùng màn "ăn kem kiểu Ý" kỳ quặc bị nhiều dân mạng đánh giá là thân mật thái quá, không chuẩn mực. 

Tuy nhiên, các học viên của thầy Vĩnh Tuấn thì vẫn dành cho ông sự ngưỡng mộ, kính trọng qua những bình luận ở dưới bài đăng Facebook: "Con trân quý thầy", "Hồi trước con cũng cứ nghe thầy đàn bài này là khóc. Lâu lắm rồi con không nghe lại"... 

Có thể, họ cảm thấy tâm hồn thanh tịnh, học hỏi được nhiều kiến thức và kĩ năng ở người thầy "dị dị" này thật sự và luôn biết ơn ông.

Vĩnh Tuấn là ai? 

Vĩnh Tuấn có dòng dõi hoàng tộc nhà Nguyễn, cháu đời thứ 4 của Tuy Lý Vương Miên Trinh (hiệu Vĩ Dã, con trai thứ 11 của vua Minh Mạng). Ngay từ khi lên 3, ông đã được ông ngoại - 1 danh cầm của triều đình Huế truyền dạy về âm nhạc dân tộc.

Vĩnh Tuấn từng giảng dạy ở Nhạc viện Huế trước 1975, bộ môn nhạc cổ truyền. Vào những năm 1970, ông tổ chức ghi âm Nhã nhạc cung đình Huế. Và băng nhạc này sau này được trình UNESCO để xin công nhận Nhã nhạc Cung đình Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Dân mạng xôn xao với cảnh thầy dạy nhạc cho nữ học trò ăn...

Sau này, ông vào vùng đất Long Thành, Đồng Nai và mua một mảnh đất hoang, cỏ dại um tùm, vắng vẻ. Rồi ông lấy vợ tên là Thanh Thúy. Cặp đôi có 3 người con: Tôn Nữ Tần Tranh, Bảo Long và Bảo Thạnh đều am hiểu, đam mê nhạc cổ truyền. 

Vĩnh Tuấn đã thành lập Tứ tuyệt Tơ đồng nhã nhạc, gồm 4 người. Mẹ gảy đàn nguyệt, Tần Tranh đàn tranh, Bảo Long đàn tỳ bà, còn Bảo Thạnh chơi nhị huyền.

Trước phản ứng của mạng xã hội, thầy Vĩnh Tuấn nói rằng "Không có ý kiến gì. Bởi lẽ, khi ở tận cùng của xã hội còn không sợ thì những lời nói trên mạng cũng không động được tới con người nơi đây".

"Nếu nhìn những hình ảnh đó mà không thấy tục, tức là "tiên". Và cách dạy nhạc của tôi không dành cho người "phàm phu", chỉ hướng đến những người đã đạt đến "cõi ngộ". Học viên có học vị và tử tế, không màng tới thị phi", ông nói. 

Giải thích về cách học "ăn kem kiểu Ý", nghệ nhân Vĩnh Tuấn nói rằng đó là một câu chuyện vui. "Ở Ý, trong nhà thờ, họ tổ chức những buổi ăn kem để nói lên tình yêu. Vì học viên chủ yếu ở nước ngoài về, nên họ không quá xa lạ với hình thức đó".

Còn hình thức "tắm bùn và nhận bảo kiếm", theo ông Vĩnh Tuấn, thủ tục này có 2 ý nghĩa: thanh lọc cơ thể và tri ân khứa gỗ đã đắp lên cây đàn. "Mỗi bài học tuy hơi dị biệt, nhưng đều có ý nghĩa", ông khẳng định.

Vợ và các con của thầy Vĩnh Tuấn. 
Vợ và các con của thầy Vĩnh Tuấn. 

Mỗi học viên đến với Duyệt Thị Trang học đàn tranh thường rất ngắn, sau đó tự tập. Mỗi người chỉ được phép học trong 3 ngày. Nếu sau 3 ngày vẫn không học được, tức họ không có năng khiếu. Họ chỉ được dạy một lần và sau đó trả bài. 

"Mỗi học viên tự tập, tự đánh lên nỗi lòng của mình. Tôi chỉ dạy những kĩ năng ban đầu". 

Đến nay, Duyệt Thị Trang từng đào tạo 338 học viên. "Ai theo được sẽ theo đến cùng, còn không sẽ bỏ cuộc", nghệ nhân V.T. nói.

Duyệt Thị Trang chính xác là cái gì?

Duyệt Thị Trang là một căn nhà được vợ chồng Vĩnh Tuấn - Thanh Thúy xây dựng theo lối xưa và tự đặt tên. Tên này được lấy cảm hứng từ Duyệt Thị đường.

Duyệt Thị đường là tên một nhà hát trong hoàng cung triều Nguyễn dành cho vua, hoàng thân quốc thích, các quan đại thần và là nơi biểu diễn các vở tuồng dành cho quan khách, sứ thần thưởng thức. Tuồng biểu diễn trong Duyệt Thị đường là các vở tuồng cung đình. Đây được xem là nhà hát cổ nhất của ngành sân khấu Việt Nam.

Nơi đây, ban tứ tấu đã từng chơi Nhã nhạc và được Hãng phim Đài TH TP.HCM ghi hình Nhã nhạc làm DVD Hồn Quốc Nhạc.

Theo như Vĩnh Tuấn từng chia sẻ trên Facebook, Duyệt Thị Trang là nơi phục hưng và phát huy nền âm nhạc cổ truyền dân tộc. Và ông chào đón tất cả những ai có niềm đam mê với âm nhạc truyền thống đến với Duyệt Thị Trang: "Đất nước mất còn có thể khôi phục. Nhưng văn hóa mất là mất tất cả. Với tinh thần đó Duyệt Thị Trang luôn mở rộng vòng tay để đón tiếp mọi người về đây học câu dạo đàn của tiền nhân để nhớ nguồn cội".

Học viên nói gì về khóa học ở Duyệt Thị Trang?

Phan Ý Ly khi tới học đàn tại Duyệt Thị Trang. 
Phan Ý Ly khi tới học đàn tại Duyệt Thị Trang. 

Phan Ý Ly - một đạo diễn, thạc sĩ nghệ thuật có tiếng đã từng theo học đàn tranh tại Duyệt Thị Trang. Khi đó, thầy Vĩnh Tuấn đã nói với cô rằng chỉ cần thích là đã đủ tư cách để tham gia lớp học.

Trong một lần chia sẻ với báo Tiền Phong, Phan Ý Ly từng kể Duyệt Thị Trang đã biến cô từ một phụ nữ hiện đại thành một sơn nữ áo lam, ngồi đàn chậm rãi giữa bốn bề sông nước, rừng cây.

Khi mới tới với nơi hoang vắng này, cô trong tình trạng nốt nhạc cũng chưa thông. Nhưng với cách dạy một cách ngẫu hứng, tập trung lắng nghe con tim nói thì cô cũng có thể đàn những nốt tràn đầy cảm xúc.

Khi đàn cứng hơn, Ly cùng gia đình 100% là những tay chơi cổ cầm đi ngao du sông nước. Tinh thần ngẫu hứng được cổ vũ tối đa. 

Đặc biệt, khi tới với trang trại không có khói bụi thành phố này, các học viên cùng nhau mò cua bắt ốc để chu toàn cho một cuộc sống tự cung tự cấp.

Học viên của Duyệt Thị Trang ra suối mò nghêu.
Học viên của Duyệt Thị Trang ra suối mò nghêu.

Hiện tại, những hình ảnh về thầy Vĩnh Tuấn và các học viên vẫn đang gặp nhiều tranh cãi từ cư dân mạng.

AN LY (t/h)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật