• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

"Nhà bà Nữ", "Chị chị em em 2": Ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục nhưng không bị kiểm duyệt?

"Hệ thống kiểm duyệt phim dường như còn nhẹ tay với những phim như thế này", nhà nghiên...

Ngày 26/5 đã diễn ra tọa đàm khoa học "Đội ngũ lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay, thực trạng, định hướng, giải pháp phát triển" do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương tổ chức. 

Tại tọa đàm, khi bàn tới câu chuyện khoảng trống phê bình văn học nghệ thuật đại chúng hiện nay như với các bộ phim thị trường, nhà nghiên cứu, phê bình Phạm Xuân Thạch (Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội)nói: "Giống như văn học đại chúng, phim bom tấn đang không được định giá trong các diễn đàn phê bình nghiêm túc mà chủ yếu là các chương trình truyền thông của nhà sản xuất. Điều này gây ra khoảng trống không tích cực".

Theo ông Thạch, khi ra mắt sản phẩm văn hóa, ở bất kỳ quốc gia nào cũng cần phải có sự kiểm soát nhưng ở Việt Nam, một số phim thị trường vừa rồi, phim tốt không được phê bình, đánh giá một cách đúng đắn, trong khi đó phim dở lại thoải mái ra mắt.

Ông Thạch đã đề cập đến phim Em và Trịnh - một phim làm theo dòng phim thị trường nhưng có những dấu hiệu rất tích cực. Theo ông phim này nên được ghi nhận nhưng thực tế lại không được phê bình, ghi nhận nghiêm túc. Đặc biệt, ông dẫn chứng Nhà bà Nữ (đạo diễn Trấn Thành), Chị chị em em 2 (đạo diễn Vũ Ngọc Đãng) - những bộ phim mới đây và được coi là "bom tấn" ở Việt Nam thì lại có vấn đề về duyệt phim. Theo nghĩa cả hai phim đều có yếu tố rất lạm dụng, gây tác động xấu đến thuần phong mỹ tục, nhưng không bị kiểm duyệt.

Cụ thể, Nhà bà Nữ hết sức lạm dụng đưa các tích trò, thủ pháp của nghệ thuật tấu hài thô tục vào màn ảnh. Còn Chị chị em em 2 ca ngợi hành nghề mại dâm. 

Một cảnh trong phim Chị chị em em 2
Một cảnh trong phim Chị chị em em 2

"Hệ thống kiểm duyệt phim dường như còn nhẹ tay với những phim như thế này", ông Thạch nói.

Ông Thạch cho rằng trong bối cảnh như vậy thì phê bình cần có sự vận động để không chỉ có sự định giá với những tác phẩm hướng đến nghệ thuật đỉnh cao mà cả các tác phẩm nghệ thuật đại chúng nếu không phịm thị trường có thể sẽ ngày càng tệ hơn. 

Ngoài ra, hiện đang thiếu môi trường hay diễn đàn để phát triển phê bình, nhiều tờ báo điện tử còn không có mục văn hóa mà chỉ có giải trí. 

"Nếu cái gì cũng chỉ để giải trí thì không cần phê bình", ông Thạch nói.

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật