Sáng ngày 2/3, cư dân mạng xôn xao về hình ảnh được cắt ra từ clip nhạy cảm được cho là của nữ diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc. Tuy nhiên phần đông đều cho rằng đoạn clip và ảnh này là giả mạo nhằm hạ bệ nữ diễn viên. Sau đó, Ninh Dương Lan Ngọc xung đã chính thức lên tiếng trên trang Facebook cá nhân phủ nhận thông tin này cũng như gửi lời xin lỗi đến các nhãn hàng, đối tác và bạn bè, khán giả vì việc này.
Hình ảnh cắt ra từ clip nóng được gán ghép là của Ninh Dương Lan Ngọc. |
Phía đại diện của nữ diễn viên cũng lên tiếng khẳng định sẽ nhờ pháp luật can thiệp xử lý sự việc. Người này viết: "Lan Ngọc có những đặc điểm nhận dạng trên cơ thể hoàn toàn khác với những hình ảnh đang lan truyền (ví dụ như hình xăm ngang hông và gần chân ngực). Chúng tôi đang cố gắng tìm kiếm thêm những đối tượng có liên quan và liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết những vấn đề này". Chưa hết, quản lý cũng đã chỉ ra công cụ tạo nên hình ảnh nhạy cảm vu khống Lan Ngọc: "Chúng tôi cảm thấy rất tức giận và cảm thấy bị sốc khi nghệ sĩ của chúng tôi trở thành một nạn nhân của deepfake và những vụ bôi nhọ qua mạng".
Diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc. |
Deepfake là công nghệ sẽ quét video và ảnh chân dung của một người sau đó hợp nhất với video riêng biệt nhờ AI (trí tuệ nhân tạo). Sau đó thay thế các chi tiết trên gương mặt như mắt, miệng, mũi với chuyển động gương mặt, giọng nói như thật. Càng có nhiều hình ảnh gốc thì AI càng có nhiều dữ liệu để ghép.
Theo luật sư Đặng Văn Cường - Đoàn luật sư TP.Hà Nội, trong sự việc nêu trên nếu nữ diễn viên trên trở thành nạn nhân của DeepFake, bị các đối tượng xấu ghép hình vào clip để đăng bán hoặc có mục đích làm nhục, tống tiền... thì có thể trình báo sự việc cho cơ quan công an Việt Nam để vào cuộc xác minh xem xét xử lý. Gành vi sử dụng trí tuệ nhân tạo tạo ra các DeepFake, giả mạo thông tin hình ảnh của người khác trong các clip, bộ phim DeepFake thì đây là hành vi vi phạm quyền nhân thân, sử dụng thông tin trái phép và có dấu hiệu của tội làm nhục người khác.
Trường hợp các đối tượng tạo ra các clip giả mạo để tống tiền, đe dọa uy hiếp người khác để buộc phải trao tài sản thì sẽ bị xử lý hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản. Tùy vào hành vi cụ thể, tùy vào tính chất mức độ của hành vi, tùy thuộc vào mục đích của đối tượng vi phạm mà hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội danh liên quan đến tội danh xâm phạm quyền nhân thân, quyền tài sản, đến trật tự an toàn xã hội.
Người vi phạm trong tình huống này sẽ bị xử lý về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy và có thể xử lý thêm về tội làm nhục người khác (nếu như hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm uy tín của người đã bị giả mạo thông tin hình ảnh), hoặc các tội danh liên quan đến tội phạm xâm phạm quyền sở hữu nếu như mục đích hướng đến quyền sở hữu của nạn nhân...
Nếu các đối tượng trong vụ việc trên bị bắt giữ thì sẽ phải đối mặt với những chế tài theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 của Việt Nam, cụ thể như sau: