Ở tuổi 89, nữ diễn viên người Anh vẫn không ngừng cố gắng phấn đấu. Mới đây, cuốn hồi ký “Old Rage” - nơi bà trút hết những cảm xúc giận dữ và lo lắng về công việc, về tình yêu và cuộc sống... đã được xuất bản.
Sheila Hancock: “Tôi cho rằng công việc là thứ thúc đẩy tôi, song tôi cũng không muốn như vậy”. Ảnh: Pål Hansen / The Observer |
Ngay khi Sheila Hancock bắt đầu viết vào năm 2016, cuốn sách với đề tài về tuổi già đã được kỳ vọng sẽ truyền cảm hứng cho người đọc. Hancock chia sẻ khi đi trên đường, bà luôn bị mọi người chặn lại và khen ngợi: “Bà là một huyền thoại! Thật tuyệt vời! Bà hãy tiếp tục đi con đường của bà!”.
Thời điểm đó, nữ diễn viên đã nảy ra ý tưởng viết về một vài thứ hữu ích khiến cuộc sống càng thêm đáng yêu và ý nghĩa, ngay cả đối với những người ở độ tuổi cao như bà. Nhưng rồi, cuộc sống trở nên thật tồi tệ: “Brexit, Covid rồi lại căn bệnh thấp khớp, và con gái tôi bị ung thư. Tôi nghĩ việc viết ra những điều đó là không thể. Tôi thật sự cảm thấy rất tức giận”.
Tuy nhiên, không phải như vậy sẽ là điều tốt nhất hay sao? Rằng sự tức giận của Hancock sẽ truyền cảm hứng hơn nhiều những câu chuyện về đơn giản về việc giữ gìn sức khoẻ? Một vài phụ nữ vẫn cảm thấy họ cần phải có sự cho phép mới được quyền bộc lộ cảm xúc. Nhìn có chút nhẹ nhõm, Hancock chậm rãi gật đầu: “Ồ, tôi cũng nghĩ như vậy. Điều tuyệt vời khi già đi là bạn có thể hơi khó tính và kỳ quặc. Tôi không còn hèn nhát như trước nữa. Thế hệ của tôi đặt ra những thứ vô lý và chúng tôi đã hoàn toàn không tôn trọng chính bản thân mình”.
Sau đó, ngay cả khi Hancock cảm thấy mọi thứ đều đã ổn thì thực tế là sức khỏe của bà đã không còn như trước nữa. Giống như rất nhiều người, Hancock già nua cũng đang bị ảnh hưởng bởi những cuộc gọi trên ứng dụng Zoom: “Cuộc sống phong tỏa sớm đã là quá khứ. Tôi đã già đi, không còn ngốc nghếch và hoạt bát khi đi ra ngoài nữa”.
Trong “Old Rage”, nữ diễn viên dùng những lời lẽ thậm xưng để miêu tả ngoại hình của bản thân: quần thun thể thao quá cỡ được gấp ngắn lại ở thắt lưng cùng với một chiếc băng đô để cố định mái tóc bờm xờm - “Trông tôi như một đứa trẻ cổ hủ phiền phức”. Thật khó để có thể lấy lại phong cách thời trang trước đây. Khi hẹn gặp PV ảnh tại một studio ở London (Anh), bà bực tức chia sẻ: “Một trong những lý do tôi đến muộn là vì vấn đề quần áo. Bình thường, tôi sẽ cố gắng để tút tát diện mạo đẹp hơn, quyến rũ hơn,...”
Tất nhiên vẻ đẹp của bà không cần phải bàn cãi, đặc biệt là hai gò má. Nhưng không khó để hiểu Hancock muốn nói gì. Đối với những ai phải sống một mình, đại dịch càng khó khăn, kéo theo hậu quả càng về lâu sau này hơn. Nam diễn viên Alec Ross, đời chồng đầu tiên của bà, đã mất từ 31 năm trước vì ung thư thực quản. Đây cũng là căn bệnh đã cướp người chồng thứ hai John Thaw khỏi Hancock. Liệu sự cô lập mà Covid mang đến có càng làm tổn thương thêm cảnh góa bụa? Hancock chia sẻ trong nước mắt: “Tôi vẫn luôn nghĩ về anh ấy”.
“Sáng nay cũng có một điều gì đó kỳ lạ. Đứng trước tủ quần áo, tôi suy nghĩ đến bộ trang phục cho buổi chụp hôm nay. Và khi tôi mở tủ ra, một chiếc áo khoác da đã rơi xuống đất”.
Hancock trong chiếc áo khoác da hiệu Gucci của người chồng quá cố John Thaw. Ảnh: Pal Hansen / The Observer |
Đó là chiếc áo mà chồng bà đã mặc trong một bộ phim của ông có tên là The Sweeney. Bà tiếp tục chia sẻ: “Trong quá trình quay The Sweeney, John bắt đầu kiếm được một chút tiền, và lúc đó chúng tôi đã đến Rome, Gucci, rồi chúng tôi mua chiếc áo khoác này cho anh ấy. Thỉnh thoảng sau khi anh ấy mất, tôi vẫn mặc nó. Nó là những kỷ niệm của hai vợ chồng tôi: chưa bao giờ chúng tôi tiêu nhiều tiền như vậy, hình ảnh anh ấy rất sexy trong bộ đồ da và khoảnh khắc những cuốn sách hướng dẫn du lịch của tôi khiến anh ấy phát điên. Chúng tôi đã trải qua những giây phút tuyệt vời, và khi nhìn vào chiếc áo khoác, tôi nghĩ: “Yêu anh”.
Đây không phải là lần đầu tiên mà chiếc áo đưa tôi đến những suy nghĩ như vậy. “Tôi đã đánh mất nó một lần,” bà chia sẻ. Khi Hancock tự nhủ điều đó có nghĩa là John đã thật sự đi, bà hiểu đã đến lúc phải chấp nhận nỗi đau này. Tuy nhiên, 6 tháng sau, khi đến một cửa hàng mà bà đã từng làm móng, chiếc áo lại xuất hiện trên cái mắc áo ở đó, như muốn trách móc: “Sao em dám bỏ rơi tôi?”. Bà chia sẻ: “Sáng nay cũng vậy. Giống như là chiếc áo khoác đang nói: em không nhớ tất cả những điều thú vị mà chúng ta từng có sao?”
Hình ảnh của Thaw vẫn luôn xuất hiện bất ngờ trên sóng truyền hình. So sánh với các góa phụ khác, liệu Hancock có may mắn hơn không? Nữ diễn viên không chắc chắn về cảm xúc của mình: “Tôi ước anh ấy ở đây. Nhưng nghĩ về những ngày đó, đáng lẽ tôi đã có nhiều niềm vui hơn. Tôi luôn gọi cho John và hỏi xem anh ấy đang ở đâu. Tại sao tôi lại lo lắng nếu anh ấy về muộn? Sẽ tốt hơn nếu tôi đến quán rượu và tham gia cùng anh ấy. Tại sao tôi lại không tận hưởng mọi thứ nhiều hơn? Tại sao tôi lại quá bảo thủ?”
Sự bảo thủ này, như bà kể, bà từng đứng trên sân khấu bảo khán giả im đi, đừng cuồng nhiệt quá, vì bà không thể nghe thấy tiếng nhạc: “Ai cũng la hét tên tôi! Tôi thất vọng và cho rằng nỗi sợ sân khấu khủng khiếp của tôi đã khiến buổi biểu diễn trở nên thất bại. Nhưng họ vẫn dành cho tôi rất nhiều tình yêu! Trời ạ, thật không thể tin nổi!”
Tuy nhiên, không có chỗ cho sự hối tiếc nào cả. Trở lại với tuổi già, và câu hỏi là làm thế nào để vượt qua nó, Hancock chia sẻ: “Mọi người thật sự vẫn chưa sẵn sàng cho việc nghỉ hưu. Qua một đêm, mọi thứ dừng lại. Tôi nhận được rất nhiều thư, và thật ngạc nhiên là có rất nhiều người trở nên cô đơn sau khi về hưu.”
Hiếm có diễn viên nào sẽ giải nghệ, và Hancock cũng không phải ngoại lệ. Gần đây nhất là năm 2016, không chỉ mỗi tuần biểu diễn trên sân khấu Southwark Playhouse trong thời gian dài mà bà còn xuất hiện trong Grey Garden - vở nhạc kịch kể về những người họ hàng lập dị của Jackie Kennedy. Ngoài ra, bà cũng đóng vai một góa phụ đau khổ trong Edie - bộ phim mà bà phải leo lên ngọn núi Suilven Cao nguyên Scotland xa xôi. Đến khi thấy mình nằm trong một chiếc túi ngủ lạnh cóng ở độ cao 2.000 feet trên sườn núi, bà tin rằng bà là người lớn tuổi nhất từng trải qua việc như này. Tất nhiên Hancock cũng thừa nhận, chuyến bay ngắn trên chiếc trực thăng đón bà từ đỉnh núi còn đáng sợ hơn nhiều so với việc leo núi.
Tại sao tôi lại không tận hưởng mọi thứ nhiều hơn? Hancockvà Denis Quilley trong Sweeney Todd tại Nhà hát Royal Drury Lane, 1980. Ảnh: Gary Stone / Getty Images |
“Tôi cho rằng công việc là thứ thúc đẩy tôi, song tôi cũng không muốn như vậy. Tôi ước mình không bị ám ảnh bởi những định hướng trong công việc, rằng tôi sẽ không cảm thấy tội lỗi khi tôi không làm việc, hay khi cuộc sống kết thúc. Nếu có một ngày nhật ký của tôi không ghi lại gì cả, tôi sẽ nghĩ “Ồ, thật đáng yêu” cho đến khi tôi thức dậy. Và rồi sau đó, tôi cảm thấy sợ hãi”.
Mặc dù Hancock nằm trong danh sách cần phải hạn chế tiếp xúc nhiều để tránh nhiễm Covi-19, bà vẫn khẳng định cuộc sống là quá ngắn. Bà bày tỏ “Tôi không còn nhiều thời gian, tôi không thể ở trong nhà được. Hai năm vừa qua đã trôi qua thật lãng phí, không thể kéo dài tình trạng này nữa.” Nữ diễn viên cũng chia sẻ thêm sẽ từ từ quay trở lại sóng truyền hình trong thời gian sắp tới
Năm 2019, bà đóng vai chính với James Nesbitt trong bộ phim hài ca nhạc This Is My Family ở Chichester của Tim Firth. Khi đó, bà đã ngã trong phòng tắm và phải khâu 10 mũi trên đầu. Mặc cho thông báo hủy bỏ chương trình diễn ra trong ngày của đạo diễn lúc ấy, Hancock vẫn kiên quyết phải tiếp tục show diễn đã bán cháy vé này. Và sau đó, trên sân khấu, bà biểu diễn với máu chảy từ bên dưới bộ tóc giả. “Đó là một hành động lố bịch, nhưng tôi đã luôn ốm yếu từ trước. Tôi bị ung thư khi còn là một phụ nữ trung niên và bây giờ tôi bị thấp khớp. Hiện tại, tôi không được khỏe. Trông tôi khỏe khoắn, nhưng thực ra tôi đã phải tập luyện, không hề dễ dàng, cũng không phải tự nhiên như vậy. Tôi vẫn đang hồi phục sau khi bị gãy cổ tay, cột sống tôi cũng từng gãy”, bà chia sẻ. Sau cả hai chấn thương này, các bác sĩ nói rằng bà sẽ gặp khó khăn trong việc đi lại đến cuối đời.
“Nhưng nhờ được chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện Charing Cross, tôi vẫn có thể tập tạ và lái xe. Đừng để họ nói với bạn rằng bạn đã già, bạn sẽ bị tổn thương.”
Hancock trong phim Edie, 2017. Ảnh: Pascoe Morrissey / AP |
Khi cười, Hancock tạo ra những tiếng động như kim loại va vào nhau. Trên cổ bà là một sợi dây chuyền có năm chiếc nhẫn: nhẫn cưới của cả hai người chồng và của cha mẹ. Trong bộ quần áo màu xám, mềm mại và chiếc đồng hồ Apple, Hancock trông thật trẻ trung và sành điệu. Ngay cả khi thời hoàng kim củ bà đã lùi xa.
Trong cuốn sách củ mình, Hancock kể về gia đình và tiết lộ bà và Shani Wallis (nổi tiếng với vai Nancy trong bộ phim Oliver! năm 1968) là những sinh viên duy nhất của tầng lớp bình dân.
Mặc dù bây giờ, như bà nó, mình đang hưởng thụ cuộc sống của tầng lớp trung lưu, nhưng bà vẫn cho rằng mình là tầng lớp lao động bình dân: “Nếu tôi nhìn thấy một tốp trẻ em trên đường phố, tôi sẽ không sợ hãi chút nào. Tôi vẫn còn có những người ủng hộ tôi. Tại chợ Lisson Grove (gần Paddington), tất cả những người buôn bán đều chào hỏi “Allo, Sheila!” và tôi chỉ nghĩ: “Tôi yêu bạn”.
Giữa bà và Thaw có sợi dây giai cấp gắn kết tình cảm, khi cha Thaw là một thợ chế tạo công cụ. Bà chia sẻ: “John đã bị mẹ bỏ rơi, và điều này đã ảnh hưởng đến đến cuộc sống và các mối quan hệ của anh ấy ở một mức độ nhất định. Có thể đó là lý do tại sao chúng tôi gắn bó với nhau. Tôi đã cố từ bỏ mối tình ấy một lần, nhưng tôi không thể, vì quá yêu anh ấy. Với người chồng đầu tiên của tôi cũng vậy. Tôi cực kỳ may mắn trong chuyện tình yêu, mặc dù trong thế hệ của tôi, trách nhiệm của người vợ là vẫn phải vừa đi làm, vừa vun đắp cho cuộc hôn nhân. Mẹ tôi đã từng thực sự lo lắng rằng tôi không đặt chồng mình lên hàng đầu. Đã có lần mẹ gửi thư cho tôi và nói: “Con nên chăm sóc Alec (người chồng đầu) nhiều hơn”. Bà không biết rằng sau chiến tranh, chồng tôi đã không thể đi làm được nữa, và tôi phải tiếp tục gánh vác công việc”.
Lúc nào Hancock cũng cảm thấy tội lỗi, sợ mình quên cái gì đó. Bà chia sẻ: “Nhưng công việc đã ăn sâu vào tâm hồn tôi. Từ hoàn cảnh xuất thân của mình, tôi không thể tưởng tượng được việc phải sống nhờ vào người khác. John kiếm được nhiều tiền hơn tôi, nhưng đó là của anh ấy”.
Hancock và John Thaw bên con gái Melanie và Joanna năm 1975. Ảnh: Rex / Shutterstock |
Khi Hancock và Thaw trở thành một cặp và kết hôn vào năm 1973, mỗi người họ đã có một người con riêng là Abigail và Melanie. Sau đó, họ có với nhau một cô con gái, Joanna. Nhưng một lần nữa, nữ diễn viên quyết tâm làm những điều khác biệt: “Tôi không chấp nhận việc anh ấy chỉ thỉnh thoảng gặp Abigail theo thỏa thuận ly hôn. Vì vậy, tôi đã gặp Sally Alexander - vợ cũ của Thaw, và tôi thật sự thích cô ấy. Mối quan hệ của họ kết thúc thật sự là điều tốt nhất cho Alexander, bởi cô sau đó đã trở thành một học giả rất có uy tín. Quả là một người phụ nữ phi thường. Chúng tôi đã trở thành bạn của nhau”. Giờ đây, 8 đứa cháu của Hancock đều đứng trên sân và vui vẻ “gào thét” với bà ở nhiều thời điểm khác nhau.
Chia sẻ về tất cả những điều này, có vẻ như nữ diễn viên có một cuộc sống rất tuyệt vời: dù phức tạp đến đâu, các vết sẹo vẫn mang lạ niềm vui và sự thỏa mãn. Khi cần một chút yên bình, bà sẽ tìm đến sự tĩnh lặng trong tôn giáo Quaker.
Trong Old Rage, bà cũng kể về những lần bà cho là thất bại trong sự nghiệp. Bà khẳng định rằng The Wildcats of St Trinian's - bộ phim mà bà đóng vai chính vào năm 1980, là một trong những bộ phim tệ nhất từng được sản xuất.
Năm 2021, Hancock nằm trong danh sách New Year Honours - vinh danh những công dân tiêu biểu khối Thịnh vượng chung. Trong những trang mở đầu của cuốn sách, Hancock tiết lộ không đánh giá cao danh hiệu mà bà đã được trao tặng: “Những thành công của tôi thật đáng cười”.
Hancock cùng các con gái Melanie, Joanna và Abigail tại lễ tưởng niệm John Thaw ở London năm 2002. Ảnh: Yui Mok / PA |
Tất nhiên những đó là yếu tố khiến Hancock càng thêm đáng yêu và cuốn sách trở thành sản phẩm bán chạy nhất của bà. Mọi người dễ nhận ra sự tự tin đan xen với sự nghi ngờ bên trong con người bà, và họ trân trọng điều đó. Tính cách này càng thể hiện rõ khi bà tham gia bữa tiệc tất niên của tác giả tại Hatchard’s ở Piccadilly. Hancock rực rỡ lúc đó không biết tại sao mình được mời. Bà như một báu vật quốc gia đang cầm kính trong tay, đi dạo và tán chuyện về một kiểu tóc đẹp - bí quyết thực sự của tuổi trẻ vĩnh cửu. Tiêu đề cuốn sách “Old rage” - “Giới hạn tuổi già”, song chắc chắn đó không phải là những từ để miêu tả người phụ nữ tuyệt vời này.