Bức ảnh chụp người mẫu với làn da ngăm, mắt một mí của Dior đang trở thành chủ đề gây tranh cãi. Bức hình này được chụp bởi Trần Mạn (Chen Man) - nhiếp ảnh gia thời trang nổi tiếng. Tatler gọi cô là một trong những nhiếp ảnh gia hàng đầu hiện nay.
Trần Mạn sinh ra ở Bắc Kinh, bắt đầu học vẽ khi mới 3 tuổi và muốn khám phá những đặc điểm tạo nên con người thông qua việc vẽ chân dung. Cô thừa kế nhiều ảnh hưởng từ người cha của mình. Đối với Trần Mạn, nhiếp ảnh là chia sẻ giây phút, khoảnh khắc vĩnh viễn bên nhau.
Trần Mạn. |
Cô nói: "Sự vĩnh cửu không tồn tại về mặt vật lý. Nhưng khi cầm máy ảnh lên để chụp, tôi khao khát được đóng băng các khoảnh khắc vĩnh viễn. Tôi chọn chuyên ngành nhiếp ảnh khi học đại học vì muốn nói chuyện với mọi người, thay vì ngồi trong xưởng vẽ tranh và không tiếp xúc".
Trần Mạn bắt đầu nổi lên trong lĩnh vực thời trang khi làm việc tại Vision - tạp chí thời trang của Trung Quốc - vào năm 2003.
"Sự quan sát rất quan trọng vì những gì bạn nhìn thấy là thứ bạn nhận được. Nhiều người nổi tiếng được xã hội gán cho cái mác. Việc tôi cần làm là gỡ bỏ những cái mác đó và xem bản chất của người đó là gì", Trần Mạn nói về cách mình làm việc.
Cô cho rằng nhiều nhiếp ảnh gia không cần giao tiếp với những người họ chụp ảnh hay quen biết nhau nhưng những bức ảnh họ chụp rất hài hòa và để lộ nhiều góc độc đáo.
Tác phẩm mang tên "Whatever the Weather" được đăng trên trang bìa ấn bản đặc biệt của tạp chí thời trang iD, bao gồm 12 bức ảnh về phụ nữ thuộc các nhóm dân tộc khác nhau ở Trung Quốc. Họ cho thấy nét hiện đại dù mặc trang phục truyền thống. Tác phẩm này hiện được nhắc lại khi nhiều người cho rằng nó là khởi nguồn của bức ảnh Dior gây tranh cãi. Lâu dần, những bức ảnh của Trần Mạn được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.
Bởi tôi chứng kiến nhiều người nổi tiếng Trung Quốc lớn lên trước ống kính của mình", cô chia sẻ.
Trần Mạn gọi giai đoạn đầu của cuộc đời mình là "đánh bóng" vì quá tập trung vào việc thể hiện và chứng minh bản thân. Giai đoạn thứ hai là "không đánh bóng" và muốn giải thích bản thân, không phức tạp hóa mọi thứ. Giai đoạn thứ ba là "đánh bóng hay không cũng được", bởi cô chỉ tập trung vào việc thể hiện ý tưởng.
"Thư giãn và tập trung là hai từ có thể mô tả chính xác phong cách của Trần Mạn. Cô ấy thường thay đổi ý tưởng ban đầu và nghĩ ra cái khác mới mẻ hơn ngay trước khi ấn nút chụp", Hu Yuchen - nhà sản xuất quốc tế - nói với Global Times.
Trần Mạn cho biết đôi khi, cô phải chụp bốn trang bìa cho tạp chí mỗi ngày. Bí quyết của cô là sự bình tâm trong thời gian rảnh rỗi, phải bắt gặp những trải nghiệm cuộc sống độc đáo.
"Có rất nhiều thể loại nhiếp ảnh. Tôi chỉ thuộc một trong số đó. Tôi sẽ tiếp tục học hỏi", cô bày tỏ.