• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tại sao người Việt thích mua sắm qua mạng xã hội?

Người tiêu dùng sang trọng thích mua những chiếc túi hiệu Gucci, Chanel và Dior trên các mạng xã...

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), Tầng lớp trung lưu Việt Nam, đặc biệt là nhóm những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRY), khoảng 100.000 USD/năm, đã phát triển lĩnh vực thương mại điện tử, đạt giá trị 52 tỷ USD.

Người Việt bình quân sử dụng internet 7 giờ/ngày để vào các trang như Facebook, YouTube, Zalo và Instagram. Do đó, không có gì lạ khi họ cũng thích mua sắm trực tuyến. 

af57e851-fe0c-4b65-b00e-38c8b7a848bc_e0d1e3cf.jpg
Người mẫu Việt Nam Jade Nguyễn dạo phố Dior xuân hè 2021. Ảnh: Dior

Với một nền kinh tế đang phát triển, cùng dân số hơn 97 triệu người vào năm 2020, Việt Nam là thị trường đầy hứa hẹn cho thương mại điện tử và thương mại điện tử sự hứa hẹn đó chỉ tăng lên trong năm ngoái bất chấp đại dịch COVID-19, thậm chí nó xảy ra một phần nhờ đại dịch này.

Theo báo cáo tháng 1/2021 của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), 53% dân số Việt Nam đã tham gia hoạt động bán lẻ trực tuyến. Trong khi đó, báo cáo “Kinh tế số Đông Nam Á năm 2020” của Google, Temasek và Bain& Company chỉ ra rằng, thương mại điện tử ở Việt Nam tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái, bên cạnh tăng trưởng mạnh mẽ của hầu hết các lĩnh vực, trừ du lịch.

Hướng tới năm 2025, báo cáo cho rằng, kinh tế số Việt Nam sẽ đạt giá trị 52 tỷ USD, đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á. 

624ac4e7-e398-405b-af5d-b4c9cc63deb2_44fcf423.jpg
Người mẫu Việt Nam Phương Oanh cho bộ sưu tập thu đông 2021 của Stella McCartney. Ảnh: Stella McCartney

Tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh là khu vực thúc đẩy chi tiêu ngày càng tăng. Năm 2020, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam là 33 triệu người, so với 12 triệu người năm 2012.

Khi ngày càng nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu, sự quan tâm đối với các thương hiệu cao cấp lại ngày càng tăng.

Theo ông Robert Trần, Giám đốc điều hành tại RBNC, công ty tư vấn kinh doanh toàn cầu, phân khúc nhân khẩu học mới là những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRY), với thu nhập hằng năm vào khoảng 75.000 - 100.000 USD. 

Ông nói: “Cùng với những người có thu nhập trên 100.000 USD/năm, họ thường mua sản phẩm hàng hiệu bằng cách đặt hàng trực tiếp hoặc thông qua những người bán hàng có đầy đủ các dịch vụ đặt và giao hàng.”

Theo bà Võ Thị Khánh Trang, Trưởng bộ phận nghiên cứu và tư vấn của Savills Việt Nam, nhiều người đã đến các quốc gia láng giềng có trung tâm mua sắm lớn, như Hồng Kông và Singapore, chỉ để mua túi Gucci hoặc đồng hồ Rolex.

Nhận thấy xu hướng này, những năm gần đây, thêm nhiều thương hiệu chú ý đến Việt Nam. Gucci, Louis Vuitton và Saint Laurent đã mở cửa hàng tại Việt Nam.

719a1ad2-f771-4be3-acfd-838729e4d29e_f127e1ec.jpg
Burberry cũng đã mở một cửa hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Burberry

Bất chấp sự xuất hiện của các cửa hàng này, mua hàng hiệu qua mạng xã hội vẫn là kênh mua sắm phổ biến thứ hai.

Điều này rất hợp lý khi bạn biết rằng, người Việt Nam dành trung bình 7 giờ/ngày trên internet, chủ yếu là Facebook, YouTube, Zalo và Instagram.

89% người tham gia cuộc khảo sát năm 2019 của Asia Plus Inc cho rằng, Facebook là nền tảng dành cho thương mại điện tử được ưa chuộng nhất.

Theo báo cáo của worldpopulationreview.com, với hơn 66,7 triệu người dùng Facebook vào năm 2020, Việt Nam đứng thứ 7 thế giới.

Tất cả các con số này cho thấy, Việt Nam có thể là mỏ vàng cho các nhà bán hàng nhỏ lẻ, với những cửa hàng trực tuyến tư nhân.

Theo khảo sát của Asia Plus, thời trang và làm đẹp là lĩnh vực được tìm kiếm và mua trực tuyến nhiều nhất, lần lượt chiếm 55% và 30%.

914d302d-4659-4420-bdc4-26821c248e69_81189d0d.jpg
Người mẫu Việt Nam Jade Nguyễn dạo phố Dior xuân hè 2021. Ảnh: Dior

Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực thời trang bắt đầu với quy mô nhỏ và mạng xã hội là công cụ tiếp thị đơn giản và rẻ tiền nhất của họ, theo bà Hương Nguyễn, sáng lập Ferosh, cửa hàng trực tuyến đầu tiên chỉ cung cấp các quần áo và phụ kiện cao cấp trong nước, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực thời trang khởi đầu với quy mô nhỏ và mạng xã hội là công cụ tiếp thị đơn giản và rẻ nhất. Ferosh đã giành Giải nhất Chương trình Vietnam Future Startup Contest 2017.

“Nếu bạn ưa nhìn thì khả năng tương tác với người khác sẽ lớn”, bà Hương nói. “Quảng cáo và tiếp thị thời trang qua Facebook vì thế rất phổ biến.”

Bà Hương cũng sử dụng Facebook, Instagram và Pinterest để theo dõi hoạt động kinh doanh, đăng tải thông tin về sự phát triển và thành tựu của công ty, chia sẻ tin tức về các buổi trình diễn thời trang sắp tới, đồng thời trao đổi phản hồi với các nhà thiết kế hoặc tư duy về thương mại điện tử và các công ty khởi nghiệp.

75317c5d-e71e-42e2-8701-27f1ae59ca9e_44fcf423.jpg
Người mẫu Phương Oanh trong BST Thu Đông 2021 của Stella McCartney. Ảnh: Stella McCartney

Thu Hà, 28 tuổi, nghỉ việc để bán hàng hiệu quốc tế qua tài khoản cá nhân trên mạng xã hội do nhận thấy nhu cầu mua sắm trực tuyến trong nước bùng nổ.

Chỉ mất một thời gian ngắn, chị Hà đã có được những vị khách đầu tiên trên tài khoản Facebook.

Bắt đầu từ bạn bè, đồng nghiệp, rồi đến một số thành viên trong các nhóm dành riêng để mua sắm trực tuyến trên Facebook, khách hàng của chị tăng ổn định và nhiều người trở thành khách quen. “Khách mới được bạn bè và khách quen giới thiệu”, chị Hà chia sẻ.

Theo khảo sát Asia Plus, quảng cáo trên mạng xã hội và giới thiệu từ bạn bè là hai nguồn giới thiệu hàng đầu để biết và lựa chọn cửa hàng trực tuyến.

Hầu hết khách hàng của chị Hà là phụ nữ ở nhiều độ tuổi, từ 25 đến 70 tuổi, ưa chuộng các thương hiệu cao cấp như Gucci, Chanel, Dior, Burberry và Louis Vuitton.

“Chất lượng cuộc sống ngày càng tăng. Nhiều người sẵn sàng “móc hầu bao” hàng nghìn USD để mua một chiếc túi xách hoặc một chiếc đồng hồ”, chị nói.

84716a2e-004f-4961-b668-1308d6f669a7_9e99a1ea.jpg
Một chiếc túi xách từ sự hợp tác Gucci x Ken Scoot. Ảnh: Gucci

Theo chị Ngọc Mai, một trong những khách hàng của chị Hà, mua hàng trực tuyến qua mạng xã hội thuận tiện hơn và giúp tiết kiệm thời gian hơn so với việc đến cửa hàng. “Công việc của tôi rất bận.

Đến một cửa hàng đông xe cộ, tìm kiếm một chỗ đậu xe và xếp hàng chờ mua quả là cực khổ. Trong khi đó, chỉ trong vài phút, tôi có thể mua sắm dễ dàng bằng điện thoại của mình”, nữ doanh nhân 40 tuổi nói.

Những người khác nói rằng, họ cũng thấy mua sắm trực tuyến thú vị hơn. “Không phải thương hiệu nào cũng có cửa hàng ở Việt Nam.

Hơn nữa, nhiều lần tôi chẳng mua được gì khi đến cửa hàng hoặc các trung tâm mua sắm. Tôi thực sự không biết tại sao, nhưng khi hình ảnh các sản phẩm được đưa lên mạng, chúng thu hút sự chú ý của tôi nhiều hơn”, cô Thanh Hoa, 60 tuổi, kiến ​​trúc sư đã nghỉ hưu cho biết.

Nhiều khách hàng cũng cảm thấy như vậy, cho rằng các shop online thường cập nhật theo xu hướng mới nhất và nóng nhất hoặc bán hàng mới mỗi ngày, giúp họ dễ dàng theo dõi và mua hàng.

Theo nghiên cứu năm 2020 về khách hàng số sử dụng Facebook của Bain& Company, khoảng 68% khách hàng trực tuyến khu vực Đông Nam Á, trong đó có người Việt Nam, không biết họ muốn mua gì trước khi mua sắm.

Vì vậy, họ tìm kiếm nguồn cảm hứng từ những cửa hàng này, với 62% khách hàng tìm hiểu các sản phẩm và thương hiệu mới thông qua các nền tảng xã hội, với video ngắn là lựa chọn hàng đầu. 

ff6e12cf-9e6c-4e44-829a-64bf05172b72_7390c88c.jpg
Bộ sưu tập xuân hè 2021 của Louis Vuitton. Ảnh: Louis Vuitton

Một lý do khác khiến nhiều người thích mạng xã hội hơn các trang web của thương hiệu là rào cản về ngôn ngữ và công nghệ, đặc biệt đối với người già và trung niên không biết tiếng Anh và không thành thạo các thiết bị và ứng dụng thông minh.

Chẳng hạn, Gucci và Louis Vuitton có cửa hàng tại Việt Nam, nhưng trang web và dịch vụ lại chỉ sử dụng tiếng Anh, trong khi các thương hiệu khác cũng chỉ cung cấp dịch vụ và bán hàng trực tiếp.

Điều này cũng tương tự đối với các điểm đến mua sắm nhiều thương hiệu, gây khó khăn cho người dân trong nước khi mua sắm trực tiếp.

Ngoài ra, thông tin về sản phẩm thường tương đối cơ bản, không mang tính tương tác cao như thông tin của người bán trên các kênh mạng xã hội, đồng thời việc trao đổi trực tiếp với người bán dễ dàng hơn nhiều.

Một lợi thế khác của các cửa hàng trên mạng xã hội chính là khâu chăm sóc khách hàng.

“Qua trò chuyện, bạn có thể được người bán tư vấn hoặc nhanh chóng được giải đáp các thắc mắc về sản phẩm. Điều này rất hữu ích so với thông tin cơ bản trên các web hoặc nền tảng thương mại điện tử của thương hiệu”, bà Hoa nói.

Bên cạnh đó, mua hàng qua mạng xã hội thường đi kèm với "giá hời". Theo Trần Phương, một người bán mỹ phẩm, một trong những lợi ích quan trọng là người bán săn lùng giá tốt nhất để bán cho khách hàng.

Khách hàng cũng có thể trả giá. Giá giao hàng từ các cửa hàng này thường thấp hơn nhiều so với giá trên trang web của thương hiệu.

Nhiều cửa hàng cũng cung cấp các phương thức thanh toán linh hoạt, cho phép khách hàng thanh toán tiền mặt khi nhận hàng, phù hợp với thói quen mua sắm của khách hàng lớn tuổi, những người thích sử dụng tiền mặt hơn.

c569ba0c-92b7-45ef-b644-d72a3116aceb_ff145d7f.jpg
Một cái nhìn từ bộ sưu tập xuân hè 2021 của Burberry. Ảnh: Burberry

Trong bối cảnh dịch COVID-19, thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ.

Báo cáo do iPrice Group và App Annie thực hiện cho thấy, tổng lượt truy cập các ứng dụng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam trong Quý II/2020 đạt 12,7 tỷ lượt, cao nhất từ trước đến nay và tăng 43% so với Quý I/2020.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, chi tiêu bình quân cho mua sắm trực tuyến của người Việt Nam tăng 31% so với cùng kỳ năm 2019.

Bà Nguyễn Thúy Anh, Trưởng phòng Nghiên cứu Ứng dụng Kinh tế số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam (Bộ Công thương) cho rằng, những thói quen mới hình thành này sẽ tiếp tục tồn tại. “Nó không chỉ thay đổi hành vi của người tiêu dùng, mà còn buộc các nhà bán lẻ và nhà sản xuất truyền thống phải chuyển sang kinh doanh trực tuyến.

Mua sắm qua mạng xã hội phát triển mạnh mẽ bởi nó đáp ứng cả những nhu cầu nhỏ và chi tiết của từng cá nhân”, bà nói.

(Theo SCMP STYLE Reporter)

GIA HÂN

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật