Núi Chúa - nơi từ hàng ngàn năm trước, tộc người Mạ đã sống nhờ thiên nhiên tuyệt đẹp… Ngọn núi ấy, dòng suối ấy. Những người Mạ ấy như đã thôi miên tôi bởi những âm thanh huyễn hoặc của rừng, của khèn bầu, khèn môi, cồng chiêng… Bởi những tấm hoa văn thổ cẩm với vẻ đẹp vô cùng khó tả…
Ngày 11.11.2022, thổ cẩm hẹn nhau giữa thiên đường Tây Nguyên Để khai trương Festival hoa 2022 tại Đà Lạt…Lần đầu tiên, thổ cẩm cùng nhau trở về với cội nguồn của tổ tiên xưa, nơi một màu xanh ngắt của rừng già chảy tràn trên đỉnh núi mờ sương…
Ka Hốp năm nay đã 30 tuổi mà chưa bắt được chồng. Thời con gái của cô trôi qua trong hoàn cảnh éo le: Nhiều lần bố nằm bệnh viện Bảo Lộc, mẹ nằm bệnh viện Đạ Huoai Lâm Đồng, Rồi bố mất Ka Hốp trở thành trụ cột gia đình. Ngoài niệc chăm lo cho mấy ha điều, cô sử dụng thời gian nông nhàn đề dệt thổ cẩm như hầu hết phụ nữ Tây Nguyên xưa… Ka Hốp đẳng dệt nên khát vọng sống của mình: Cô mong mỏi được yêu thương. Cô chờ người mà lòng cô khao khát gặp…
Người đàn ông Tây Nguyên xưa thường “soi” hoa văn trên tấm thổ cẩm để tìm bạn đời. Hoa văn dệt có nhiều cấp độ. Có những hoa văn mà độ khó chỉ dành cho các bà có 60 - 70 năm kinh nghiệm… Vì thế khi còn trẻ mà đã dệt được hoa văn đẹp chứng tỏ là một quý cô chăm chỉ, thông minh và kiên nhẫn… Những họa tiết đầu tiên là bản sao nguyên mẫu của mẹ, của bà… Dần dần, khi tay nghề được nâng lên các cô gái sẽ chế biến bắt đầu cho khúc biến tấu của thổ cẩm.
Khác với Ka Hốp, Ka Ngầm dệt thổ cẩm với hy vọng sống bằng nghề này. Vì thế, Ka Ngầm nỗ lực cải tiến các loại hoa văn; chị có hàng chục váy thổ cẩm, áo thổ cẩm dành cho lớp trẻ, người già đi lễ nhà thờ, đi đám cưới… Người trẻ thì cách tân theo kiểu dệt đơn giản, khâu nhiều tua, trông rực rỡ, vui mắt. Còn váy, áo cho người già vẫn sử dụng các hoa văn chuẩn cổ. Ka Ngầm còn đưa chỉ cho những người dệt đẹp nhất buôn, đặt váy, tấm đắp, áo, khố cho những người đặt hàng làm lễ vật đám cưới. Công việc “kinh doanh” này cũng mang tới nguồn thu nhập đáng kể từ nghề dệt của Ka Ngầm…
Một thợ dệt thổ cẩm “siêu” nhất vùng, cũng là người đàn bà tật nguyền duy nhất sống hoàn toàn dựa vào nghề dệt: Ka Mon – đã 58 mùa mưa nắng – người đàn bà dị tật bẩm sinh liệt hai chân, quèo 2 tay đã lầm lũi dệt. Thời mắt còn sáng, Ka Mon đã được mẹ và các dì dạy cho dệt các hoa văn đẹp nhất, cổ nhất. “Đây là cái lược, đây là con khỉ, đây là mặt trời, đây là ngày và đêm, mặt trăng, con chim, con hươu, ngôi nhà, nương rẫy” – chị gần như mù, như đôi bàn tay còng queo vẫn móc lên từng sợi chỉ rất khéo léo, dưới đôi bàn tay ấy “bốn mua như gió/ bốn mùa như mấy…/ đêm chờ ánh sáng/ mưa đòi cơn nắng/ mặt trời lấp lánh trên cao vừa xa vừa gần – Trịnh Công Sơn