• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Họ vẫn đang đổ máu và nước mắt để bảo vệ ngôi vô địch đấy thôi!

Tuyển bóng đá nữ đã bảo vệ thành công huy chương vàng lần thứ 6 tại SEA Games 30, chiến...

 

Ngay khi trận đấu kết thúc, trên mạng xã hội tràn ngập hình ảnh nữ cầu thủ Chương Thị Kiều dù gặp chấn thương nặng chảy nhiều máu nhưng vẫn nén đau thi đấu.

Hình ảnh nữ cầu thủ Chương Thị Kiều tràn ngập mạng xã hội, khiến người hâm mộ xót xa, khâm phục.
Hình ảnh nữ cầu thủ Chương Thị Kiều tràn ngập mạng xã hội, khiến người hâm mộ xót xa, khâm phục.
 
 

Ngoài Chương Thị Kiều, nhiều cầu thủ nữ cũng khiến người hâm mộ vừa xót xa, vừa khâm phục khi phải mang những dấu vết thương tích trên đầu gối, khuỷu tay suốt quá trình thi đấu trên sân cỏ nhân tạo. Nhiều bình luận thể hiện sự thương xót cho các cô gái khi ở những phút cuối, khi họ có dấu hiệu đuối sức, bị chuột rút nhưng vẫn quyết tâm giữ vững khung thành. 

Không chỉ được ca ngợi vì giành chiến thắng, những cầu thủ đội tuyển nữ Việt Nam còn được người hâm mộ tôn vinh vì tinh thần thi đấu hết mình, kiên cường quả cảm như những chiến binh.

 

Giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á, chào đón những người hùng trở về từ Thái Lan là sự vắng lặng.
Giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á, chào đón những người hùng trở về từ Thái Lan là sự vắng lặng.

Chỉ mới đây, trước trận bán kết gặp Philippines, HLV Mai Đức Chung ngậm ngùi bày tỏ mong khán giả đến sân nhiều hơn cổ vũ cho các học trò. Còn nhớ, tại Giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á vào tháng 8 vừa qua, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam cũng giành chiến thắng vang dội trước tuyển nữ Thái Lan với tỉ số sít sao 1-0 ở phút 93 của trận đấu. Đây là lần thứ ba Việt Nam vô địch giải nữ Đông Nam Á - chỉ kém một lần so với kỷ lục của Thái Lan. 

Tuy nhiên, khi tuyển nữ Việt Nam trở về nước, chào đón họ là sự vắng lặng. Khác với những sự kiện liên quan đến bóng đá nam, chỉ có khoảng 50 người, gồm cả người nhà, cổ động viên, lãnh đạo Liên đoàn bóng đá Việt Nam và phóng viên, chào đón những người hùng trở về từ Thái Lan. Dẫu vậy, các nữ tuyển thủ không cảm thấy chạnh lòng. Họ bảo đã quen với chuyện này, và luôn miệng cười, liên tục nói lời cảm ơn những người có mặt. 

Sau nhiều năm, các cô gái bóng đá chẳng còn cần ai đó chia sẻ với hoàn cảnh nghề nghiệp. 

"Bóng đá nữ thắng Thái Lan. HLV Mai Đức Chung lại vô địch. Ngày về của các cầu thủ nữ lặng lẽ. Những khán đài hoang vắng ở giải quốc gia"... Đó là những từ ngữ lặp đi, lặp lại khi nói về bóng đá nữ gần hai thập niên đã qua. Nhiều đến mức trở thành chuyện... bình thường.

Ngược dòng thời gian, cùng xem lại thành tích của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam trong suốt hai thập kỷ qua.

Các cô gái Việt Nam đã ba lần vô địch Đông Nam Á. 
Các cô gái Việt Nam đã ba lần vô địch Đông Nam Á. 

Các cô gái Việt Nam đã giành tổng cộng năm Huy chương vàng SEA Games, ba chức vô địch Đông Nam Á. 

Bắt đầu dự giải vô địch châu Á (Asian Cup) từ năm 1999, cách đây đúng 20 năm. Giải này không phải đá vòng loại, nên từ đó đến nay, Việt Nam đều đặn góp mặt. Trong tám kỳ tham gia, Việt Nam chưa bao giờ vào đến bán kết. Vị trí quen thuộc thường khoảng top 6 hoặc top 8 đội mạnh nhất. Đây cũng là thứ hạng thường xuyên của Việt Nam trên bảng thứ tự FIFA. 

Sau chiến thắng trong trận chung kết tại SEA Games 30 lần này, hy vọng tuyển bóng đá nữ Việt Nam sẽ giành được nhiều sự quan tâm hơn từ truyền thông người hâm mộ và cả những nhà tài trợ

Cũng thuyết phục khi cho rằng, không thể ép người khác xem hay quan tâm những thứ họ không thích. Nếu bạn đã xem bóng đá nam, xem các giải đấu hàng đầu Châu Âu thì bạn sẽ không có cảm hứng khi xem các đội bóng nữ thi đấu. Nếu so sánh thì nó tương tự như đem giải tour de fance so với giải thi chạy xe đạp chậm trong trường học vậy. Và khi không có khán giả, ắt không có nhà tài trợ!

Thực tế, ở đâu bóng đá nữ cũng kén khán giả. Tại Mỹ, quốc gia số một về thành tích và có xu hướng bình đẳng giới cao nhất, giải vô địch của họ cũng chỉ bắt đầu từ năm 2009, có năm phải dừng tổ chức (2012) và ở mùa gần nhất thì không đài nào mua bản quyền phát sóng. Tổng lượng khán giả đến sân theo dõi đội vô địch năm 2018 chưa bằng một nửa so với một trận đấu của giải nhà nghề Mỹ (MLS).

Họ vẫn đang đổ máu và nước mắt để bảo vệ ngôi vô địch đấy thôi!

Lôi kéo thêm những nhà tài trợ và thương mại hóa giải đấu là con đường duy nhất để cải thiện tất cả mọi mặt của nền bóng đá nữ Việt Nam, từ chất lượng sân bãi, chất lượng chuyên môn cho đến mức thu nhập của các cầu thủ. Đó chắc chắn là một bài toán không hề đơn giản.

Nhưng chúng ta có quyền hy vọng, vì chỉ khi nào bữa ăn của cnữ cầu thủ được cải thiện mà không cần HLV chi tiền túi, khi nào các chế độ tập luyện, được nâng cấp, khi nào đời sống của các cô gái đá bóng sáng sủa hơn, không có nữ cầu thủ nào phải đi bán rau, bán bánh mì làm công nhân, bán hàng trên mạng để mưu sinh nữa thì ước vọng "vươn ra biển lớn" như HLV Mai Đức Chung nói mới có cơ hội trở thành hiện thực.

Và tháng 7 vừa qua, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp đồng giữa Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã diễn ra. Vinamilk là nhà tài trợ cho đội tuyển bóng đá nam, nữ quốc gia, các đội tuyển U22, U23, Olympic trong giai đoạn 3 năm từ 2019 đến 2022. Sau khi đoạt HCV tối qua, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm cũng đã hứa hẹn nhiều khoản thưởng không nhỏ cho các tuyển thủ.Tổ chức giáo dục EQuest Group ngày 8/12 cho biết: Các trường Cao đẳng Việt Mỹ, Đại học Phú Xuân, Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn, và Đại học Broward tại Việt Nam mời các tuyển thủ nữ đội tuyển bóng đá quốc gia vào học với mức học bổng tương đương với 90% học phí cho toàn bộ 3-4 năm học.

Đây có thể là cơ hội lớn để giúp bóng đá nữ Việt Nam có sự thay đổi tích cực. Chúng ta có quyền hy vọng. Các cô gái vàng của chúng ta có quyền hy vọng.

Và dù cho ước vọng có trở thành hiện thực hay không, họ vẫn đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu trên sân để giữ ngôi vô địch đấy thôi!

 

AN LY (t/h)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật