Nhà văn nhà báo Vũ Đức Sao Biển năm nay đã hơn 70 tuổi, tuổi cao sức yếu nhưng ông vẫn luôn dào dạt cảm xúc, thường xuyên nhắc về học trò của mình. Hai quyển hồi ức 'Phượng ca' và 'Miền Nam sống đẹp' của Vũ Đức Sao Biển mang đến một câu chuyện thật đẹp về quãng đời thơ mộng dưới mái trường, bạn bè.
Tác giả Vũ Đức Sao Biển (giữa) cùng với giám đốc NXB Văn hóa Văn nghệ (phải) và người bạn thời trung học (trái) - Ảnh: ĐPT |
Người đọc sẽ được sống lại những khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc đời, chính những trang viết này đã giúp Vũ Đức Sao Biển hồi xuân" lại một chặng đường đẹp nhất của đời người.
"Phượng Ca" - bản tình ca đẹp dành cho thơ ấu
Tác phẩm “Phượng Ca” có rất nhiều câu chuyện thú vị, đó là những cô học trò tinh nghịch, hồn nhiên, gần gũi và đầy thân thương. Bản thân Vũ Đức Sao Biển có xuất thân khá đăc biệt, gia cảnh nghèo khó, từ bé việc đi học đã là một điều hiếm hoi.
May mắn thay Vũ Đức Sao Biển vẫn có cơ hội làm quen với con chữ giữa thời bạo loạn. Thế nhưng ở tuổi hơn 70 nhìn về quãng đời đó, ông thấy nhẹ nhõm biết bao nhiêu, nó không còn là gánh nặng hay điều gì quá trắc trở, thay vào đó nhẹ nhàng và thật êm đềm.
Tập Phượng ca kể câu chuyện về tuổi học trò của Vũ Đức Sao Biển - Ành: L.ĐIỀN |
Nếu lắng nghe ông, người ta sẽ cảm thấy mình như những đứa cháu bẻ nhỏ nghe ông bà kể chuyện, câu chuyện dù già cỗi, nhiều chi tiết nhưng lại thấm đẫm cảm xúc, chưa đựng nhiều ưu tư. Vẫn là lối viết đơn giản nhưng nhiều văn hóa, ông đưa vào trong văn mình những điều đáng quý vô cùng như giao tế, lễ phép của người miền trung; bắt gặp những thói quen trong ăn uống sinh hoạt, những thức ăn quê nhà ám ảnh cậu học trò đa cảm nhiều chục năm sau không chỉ bởi hương vị của món quê mà còn bao nhiêu câu chuyện đi kèm...
Hay đơn giản là những ký ức về câu chuyện ma làng thời thơ bé, niềm đam mê với âm nhạc và cách ông vượt qua mọi thử thách để hoàn thành như thế nào.
"Tuổi hoa niên" - cách sống đẹp của người miền Nam
Còn với Tuổi hoa niên, Vũ Đức Sao Biển lại dành riêng những trang giấy cho miền Nam và Sài Gòn. Đọc Tuổi hoa niên, người ta chợt quên đi cái ồn ào, chật chội, chỉ còn thấy sự đẹp đẽ của đất nước và con người.
Vũ Đức Sao Biển từng sống ở miền Nam trước 1975, ông có đủ kinh nghiệm và chất liệu để viết được những trang viết dạt dào đến vậy. Các nhân vật ông từng tiếp xúc như những sử liệu về nhân vật mà giới nghiên cứu đời nay không dễ tìm thấy được.
Ông kể về cuộc gặp gỡ với nhà văn Lê Tất Điều trong buổi đầu chập chững học nghề báo, hay những kỷ niệm với người thầy, học giả Giản Chi… nghe bình dị đến lạ. Hồi ức này được ông gọi là “cách sống đẹp của miền Nam".
Những trang viết này cũng có thể là chất men gợi hứng để những cây bút về sau tiếp tục mạch cảm xúc của mình với một Sài Gòn "sống đẹp".