• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những nữ tác giả có tầm ảnh hưởng nhất thế giới trong thập kỷ vừa qua

Ngày càng có nhiều nữ tác giả có tầm ảnh hưởng lớn trên văn đàn thế giới và truyền cảm...

Với lượng sách xuất bán ra lên đến hàng triệu bản, giành nhiều giải thưởng văn chương danh giá, nhiều nữ tác giả có tầm ảnh hưởng lớn trên văn đàn thế giới và truyền cảm hứng cho rất nhiều phụ nữ. Phụ Nữ Mới xin giới thiệu cùng bạn đọc chân dung những nữ nhà văn được đánh giá là có tầm ảnh hưởng lớn trong thập kỷ vừa qua.

1. Nhà văn Olga Tokarczuk - người đạt giải Nobel Văn chương năm 2018

Nhà văn Olga Tokarczuk
Nhà văn Olga Tokarczuk

Olga Tokarczuk thuộc top nhà văn có sách bán chạy nhất tại Ba Lan, nhà văn sinh năm 1962 này được đánh giá là một trong những tác gia thành công nhất tại đây.

Ra mắt văn đàn vào năm 1993 với tư cách tiểu thuyết gia qua tác phẩm “Podróz ludzi Księgi” (Hành trình của Người Sách) nhưng Olga Tokarczuk chỉ đạt được đột phá thực sự với tiểu thuyết thứ ba, "Prawiek i inne czasy" (tạm dịch: Thời nguyên thủy và những thời đại khác), xuất bản năm 1996.

Bà đã từng giành một số giải trong nước và quốc tế: Năm 2008 và 2015 giành giải Nike dành văn học nghệ thuật ở Ba Lan, năm 2013 giành giải Vilenica, năm 2018 là nhà văn Ba Lan đầu tiên giành giải Man Booker International danh tiếng và Jan Michalski Prize for Literature. Tháng 9 vừa qua, bà nhận giải Prix Laure Bataillon - giải thưởng văn chương của Pháp ra đời từ năm 1986 dành cho những tiểu thuyết chuyển dịch xuất sắc. Chiều 10/10 vừa qua, tại thành phố Stockholm (Thụy Điển), Olga Tokarczuk được trở thanh chủ nhân của giải thưởng Nobel Văn học, bên cạnh tiểu thuyết gia người Áo Peter Handke. “Một lựa chọn đáng ngạc nhiên nhưng tuyệt vời” - tờ The Gruardian nhận xét về Olga Tokarczuk.

Ủy ban giải thưởng Nobel Văn học đánh giá nhà văn Olga Tokarczuk, “có trí tưởng tượng độc đáo với niềm đam mê đầy uyên bác, vượt khỏi mọi rào cản của cuộc sống”. Các tiểu thuyết của nữ nhà văn này luôn đề cập đến những nền văn hóa, giữa tự nhiên và văn hóa, lý trí, thân thuộc và xa lạ. Ngoài việc viết sách, Olga Tokarczuk là chính trị gia có sức ảnh hưởng, một người ăn chay trường và nhà hoạt động vì nữ quyền nổi bật ở Ba Lan.

2. Nhà văn Svetlana Alexievich - Nobel Văn học năm 2015

Nhà văn Svetlana Alexievich  
Nhà văn Svetlana Alexievich  

Là nhà văn người Belarus đầu tiên giành giải Nobel Văn học vào năm 2015. Nhà văn sinh năm 1948 này là một nhà báo điều tra và nhà văn hiện thực. Bà được mệnh danh là nhà văn của chiến tranh. Các tác phẩm của bà tập trung mô tả con người trong xã hội Liên Xô cũ. Bà cung cấp cho người đọc lịch sử sinh động của con người, cảm xúc, tâm hồn trong chiến tranh thông qua hàng nghìn cuộc phỏng vấn với trẻ em, phụ nữ và nam giới.

Tác phẩm của bà được dịch ra 35 thứ tiếng. Hàng trăm bộ phim điện ảnh, kịch sân khấu và truyền thanh trên khắp thế giới lẫy nền tảng từ các tác phẩm của bà. Alexievich từng giành được hàng trăm giải thưởng văn học, trong đó có giải Hòa bình - một giải thưởng quốc tế uy tín được trao thường niên tại Hội chợ sách Frankfurt (Đức) kể từ năm 1950; giải Prix Médicis của Pháp - một giải thưởng thường niên trao cho những tác giả mà “danh tiếng chưa xứng tầm tài năng”, giải này được trao từ năm 1958. Với những cống hiến của mình, bà trở thành chủ nhân của Giải thưởng Nobel văn học năm 2015 vì có những tác phẩm văn học “mang đầy âm sắc, tiêu biểu cho sức chịu đựng và lòng dũng cảm trong thời đại”.

Tại Lễ công bố kết quả Nobel Văn học, Sara Danius - Thư ký thưởng trực Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển nhận xét: “Svetlana Alexievich đã mang đến những tác phẩm xuất chúng đầy mẫu mực về nỗi đau, lòng dũng cảm hiện hữu trong thời đại của chúng ta. Bằng câu chữ và phương pháp kết nối hình ảnh con người đặc biệt của mình bà ấy đã tái hiện những trang sử về tâm hồn, những cung bậc cảm xúc mà độc giả chưa bao giờ được biết đến, đồng thời đào sâu sự hiểu biết của chúng ta về cả một thời đại.

Tại Việt Nam Svetlana Alexievich, độc giả biết đến bà qua tác phẩm “Chiến tranh không mang khuôn mặt phụ nữ, “Những nhân chứng cuối cùng”, “Lời nguyện cầu từ Chernobyl”.

3. Nhà văn Alice Ann Munro - chủ nhân Giải thưởng Nobel văn học năm 2013

Alice Ann Munro
Alice Ann Munro

Alice Ann Munro sinh năm 1931, là con cả trong gia đình gồm ba người con có mẹ là một giáo viên và cha là nông dân. Ngay từ năm 10 tuổi, Munro đã đắm mình trong những cuốn sách và nuôi dưỡng giấc mộng văn chương. Năm 1950, Alice Ann Munro xuất bản truyện ngắn đầu tiên có tên “The Dimensions of a Shadow”, lúc đang ngồi trên ghế giảng đường đại học. Bối cảnh ở vùng nông thôn bang Ontario của Canada, nơi Alice Ann Munro sinh ra và lớn lên được bà đưa vào phần lớn các tác phẩm của mình. Ở đó, các nhân vật chính phải vật lộn, đấu tranh để được xã hội chấp nhận, dẫn tới những mối quan hệ đổ vỡ, những xung đột đạo đức giằng xé.

Trong suốt sự nghiệp văn chương của mình bà được vinh danh với vô số giải thưởng trong nước cũng như quốc tế, bao gồm giải Man Booker năm 2009 và ba lần giành giải văn học của Toàn quyền Canada. Truyện ngắn của bà được đăng tải trên các tạp chí danh giá như The New Yorker, The Atlantic Monthly, The Paris Review và nhiều ấn phẩm khác. Nhiều tác phẩm nổi tiếng nhất của bà được giới văn học thế giới biết đến như “Dance of the Happy Shades”, “Who Do You Think You Are”, “The Progress of Love" và "Dear Life”, trong đó tác phẩm “The Bear Came Over the Mountain” từng được chuyển thể thành kịch bản cho bộ phim “Away from Her”. Alice Munro được đánh giá là một bậc kỳ tài của thể loại truyện ngắn, thậm chí một số nhà phê bình so sánh bà với nhà văn Nga Anton Chekov.

Tháng 10/2013 Alice Ann Munro vượt qua nhiều tên tuổi lớn khác của văn học thế giới để nhận giải Nobel lần thứ 106 và là người Canada đầu tiên giành giải thưởng này. Việc trao giải Nobel cho một nhà văn chuyển viết truyện ngắn đã phá bỏ “truyền thông” chỉ tôn vinh những tác giả của tiểu thuyết. Trong Lễ tuyên bố Giải thưởng Nobel Văn chương Alice Ann Munro được ngợi ca là “bậc thầy về truyện ngắn đương đại bởi lối kể chuyện tinh tế, đặc trưng, rõ ràng và trung thành với chủ nghĩa hiện thực”. Bà được độc giả tại Việt Nam biết đến qua tập truyện “Trốn chạy”.

4. Nhà văn Romania Herta Muller - Chủ nhân Nobel Văn chương năm 2009

Nhà văn Herta Muller
Nhà văn Herta Muller

Nữ nhà văn người Đức gốc Romania sinh năm 1953 trong một gia đình nông dân thuộc tộc người Schwaben (tụ cư ở miền tây nam nước Đức và trở thành một dân tộc thiểu số ở Romania). Romania Herta Muller chủ yếu sáng tác bằng tiếng Đức, trong đó một số tác phẩm đã được dịch sang tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha như “The Passport” (năm 1989), “The Land of Green Plums” (năm 1996), “Traveling on one leg” (năm 1998) và “The Appointment” (năm 2001).

Ngay từ cuốn sách đầu tiên mang tên “Niederungen” (Miền thấp), xuất bản năm 1982 đã Romania Herta Muller đã bị đưa vào danh sách kiểm duyệt. Năm 1984, bản đầy đủ đã được in tại Tây Đức, nơi mà bà đến sống lưu vong vào năm 1987, cùng với người chồng của mình lúc đó là nhà văn Richard Wagner.

Phần lớn tác phẩm của Romania Herta Muller xoay quanh chủ đề tố cáo sự áp bức mà con người phải chịu đựng thường nhật. Với ngòi bút của mình, Herta Muller mô tả sinh động những gì diễn ra ở Romania khi bà còn sống ở mảnh đất này bằng sự cô đọng của thi ca và chân thực của văn xuôi. Trong cuộc chạy đua giành giải Nobel Văn học Romania Herta Muller có vẻ là một cái tên xa lạ với phần lớn độc giả. Nhưng chính nội dung những tác phẩm khiến Ủy ban Noel quyết định lựa chọn bà là chủ nhân của giải thưởng này. Tại Lễ công bố giải thưởng, Ủy ban này nhấn mạnh khả năng của nữ văn sĩ trong việc tạo ra “hình ảnh của cuộc sống thường nhật trong một chế độ độc tài hà khắc” và vẽ nên “bức tranh những kẻ bị phế truất”.

5. Toni Morrison (2/1931 - 9/2019)

Nhà văn Toni Morrison
Nhà văn Toni Morrison

Sinh ra trong một gia đình công nhân da đen tại Ohio (Mỹ), từ nhỏ Toni Morrison đã sớm bộc lộ niềm yêu thích văn học. Cuốn tiểu thuyết đầu tay “The Bluest Eye” (Mắt biếc) của Morrison xuất bản năm 1970 mô tả sâu sắc cuộc sống và số phận những người Mỹ gốc Phi nhanh chóng thu hút sự chú ý của các nhà phê bình và công chúng. Tiểu thuyết “Sula” của Toni Morrison xuất bản năm 1973 trở thành cuốn sách bán chạy nhất và được trao Giải thưởng sách Quốc gia. Bà là nhà văn người da màu đầu tiên giành giải Nobel Văn chương vào năm 1993. Năm 2012 của bà được Tổng thống Mỹ Barack Obama trao Huân chương Tự do.

Những tác phẩm của Toni Morrison xoay quanh hành trình của những người gốc Phi trên đất Mỹ. Những trang sử tối tăm của một chủng tộc bị đối xử tàn tệ và bị giáng cấp, một quá khứ đau thương của một thời đại thiếu vắng tính yêu được bà phơi bày ra ánh sáng. Dù đã đi xa nhưng tiếng nói văn chương của bà vẫn sẽ tiếp tục truyền cảm hứng cho rất nhiều người, đặc biệt là những người phụ nữ.

6. Nhà vănJ.K. Rowling

Nhà văn J.K. Rowling
Nhà văn J.K. Rowling

Sinh năm 1965 trong một gia đình có bố là một kỹ sư máy bay của hãng Rolls-Royce và mẹ là một nhà khoa học kĩ thuật, ngay từ tác phẩm đầu tay - bộ truyện giả tưởng nổi tiếng “Harry Potter” của J.K Rowling đã được hàng triệu độc giả trên toàn thế giới yêu thích và giành nhiều giải thưởng liên tiếp. Lấy cảm hứng trên một chuyến tàu trễ từ Manchester đến London J.K. Rowling đã chinh phục được trái tim và khơi dậy trí tưởng tượng của hạn đọc qua nhân vậy Harry Potter giàu tình yêu, lòng hy sinh và sự dũng cảm.

Với lượng sách xuất bản 450 triệu cuốn trên toàn thế giới, J.K.Rowling được xem là nữ nhà văn giàu nhất nước Anh. Tháng 3/2009 J.K. Rowling được trao huân chương Bắc Đẩu Bội tinh vì tài năng xuất chúng về văn học thiếu nhi. Năm 2010 bà được trao Giải Văn học Hans Christian Andersen.

Bộ phim chuyển thể từ tác phẩm này của bà đã đạt doanh số bán vé khủng lên đến hơn 5 tỷ USD (2011) và giành được nhiều giải thưởng Oscar, được Hoàng gia Anh trao tặng Huy chương Hiệp sỹ (OBE), được Nhà nước Pháp trao tặng Huân chương quân đoàn danh dự, Bằng danh dự từ Đại học Exeter, Đại học St Andrews, Đại học Edinburgh, Đại học Harvard, Đại học Dartmouth, Đại học Aberdeen…Giải thưởng Tác giả của năm, giải thưởng Thành tựu suốt đời, giải thưởng Sách Anh quốc và nhiều giải thưởng vinh danh khác. Nhờ sự ăn khách của bộ phim mà cuốn sách của bà trở thành một siêu phẩm và thu về cho bà hàng tỷ USD từ khắp các phòng vé trên thế giới

7. Nhà văn Danielle Steel 

Nhà văn Danielle Steel
Nhà văn Danielle Steel

Sinh năm 1947 trong một gia đình giàu có tại New York, nhưng phần lớn tuổi thơ của Danielle Steel lớn lên ở Pháp. Ngay từ khi còn nhỏ Danielle Steel đã thử viết truyện ngắn rồi làm thơ. Ngày từ cuốn sách đầu tay, bà đã giành được thành công và nhận ra thiên chức của mình là làm nhà văn. Cho tới nay, bà đã viết 179 cuốn sách, trong đó có hơn 146 cuốn tiểu thuyết. Với hơn 800 triệu bản sách được bán ra Danielle Steel là tác giả bán chạy nhất còn sống và là tác giả tiểu thuyết bán chạy thứ tư mọi thời đại.

Với lối viết truyện tinh tế, lãng mạn và giàu kịch tính, tiểu thuyết của bà từng ở trong danh sách best-seller của tờ New York Times liên tiếp 412 tuần. Các tác phẩm của Danielle Steel thường xoay quanh cuộc đời những người phụ nữ mòn mỏi kiếm tìm hạnh phúc. Dường như bà mượn những nhân vật trong các tác phẩm để phản ánh cuộc sống của mình. Bà được trao Huân chương Bắc đẩu Bội tinh của Pháp năm 2013.

8. Nhà văn Isabel Allende

Nhà văn Isabel Allend (bên phải) nhận giải thưởng ans Christian Andersen.
Nhà văn Isabel Allend (bên phải) nhận giải thưởng ans Christian Andersen.

Sinh năm 1942, Isabel Allende là một nhà văn Chile gốc Tây Ban Nha. Allende được mệnh danh là “tác gia sáng tác bằng tiếng Tây Ban Nha được yêu thích nhất”. Bà đã phát hành gần 20 tiểu thuyết nhưng nổi tiếng với các tác phẩm “Ngôi nhà của những linh hồn” (1982) và “Thành phố của những tên ác quỷ” (2002). Năm 2004 bà được ghi tên vào Viện hàn lâm Nghệ thuật bà Văn học Hoa Kỳ.

Allende được mệnh danh được trao Giải thưởng văn học quốc gia Chile năm 2010. Những sáng tác của Isabel Alllende thường xoay quanh các nhân vật phụ nữ Latin trong cuộc sống thường ngày. Bằng cách thêu dệt đan xen giữa yếu tố thần thoại và hiện thực, những tác phẩm của bà là tiếng nói đấu tranh không mệt mỏi cho quyền lợi phụ nữ và nhân quyền. Năm 2012, Isabel Alllende vinh dự nhận giải thưởng văn học lớn nhất Đan Mạch - giải Hans Christian Andersen. Ở Việt Nam, độc giả biết đến bà qua tiểu thuyết “Ngôi nhà của những hồn ma” - cuốn sách được dịch ra gần 30 thứ tiếng và có trên 3 triệu bản in.

9. Nhà văn Jhumpa Lahiri

Nhà văn Jhumpa Lahiri
Nhà văn Jhumpa Lahiri

 Sinh năm 1967 tại London, Jhumpa Lahiri là một người Ấn gốc Bengal di cư nên vẫn mang vẻ đẹp đặc trưng Ấn Độ với khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu và đôi mắt đen huyền, sâu thẳm. Cô là một hiện tượng đặc biệt trong số các nhà văn đương đại viết bắng tiếng Anh. Những giải thưởng danh giá như giải O’Henry (1999) cho hai tuyển tập truyện ngắn “Người dịch bệnh” (Interpreter of Maladies) và “Vùng đất lạ” (Unaccustomed Earth),  giải Pen/Hemingway (1999), giải Pulitzer (2000), giải Frank O’ Connor (2008). Năm 2014, cuốn tiểu thuyết trữ tình “Vùng đất thấp” (The Lowland) giành giải thưởng văn học lớn nhất Nam Á - giải DSC Prize for South Asian Literature và giải thưởng National Humanities Medal. Các tác phẩm của Jhumpa Lahiri mang đến cho bạn đọc một cái nhìn mới và sâu sắc về cuộc sống của những người gốc Nam Á nhập cư ở Mỹ. Năm 2017, cô xuất sắc giành giải thưởng PEN/Malamud.

10. Nhà thơ Maya Angelou (1928 - 2014)

Nhà thơ Maya Angelou
Nhà thơ Maya Angelou

Maya Angelou được biết đến với nhiều vai trò: Nhà thơ - nhà văn, diễn viên, ca sĩ. Bà có một sự nghiệp văn chương đồ sộ, từng nhận giải Grammy danh giá với vai trò ca sĩ và dù chưa từng học qua đại học những được nhận 30 bằng tiến sĩ. Maya Angelou còn được biết đến với vai trò là một diễn giả và là một người đi đầu trong phong trào đấu tranh chống nạn phân biệt chủng tộc và nạn xâm hại tình dục. Tại Mỹ, bà được tôn vinh là người phụ nữ da màu có ảnh hưởng nhất. Được mệnh danh là “nữ thi hào da đen của Hoa Kỳ”, Maya Angelou từng được đề cử cho giải thưởng Pulitzer và giải thưởng Sách quốc gia. Sự nghiệp sáng tác đã đưa về cho bà vô số giải thưởng danh giá như giải thưởng Thành tựu trọn đời, Huy chương Nghệ thuật Quốc gia.

Maya Angelou nổi tiếng nhưng có cuộc đời đầy rẫy những bất hạnh và khổ đau. Bà bị chính người bạn trai của mẹ hãm hiếp nhưng đã vượt lên tất cả để đi đến thành công. Với 7 cuốn tự truyện và những vần thơ đầy kết tinh nghệ thuật bà không chỉ mang đến cảm xúc cho người đọc mà còn truyền cảm hứng cho nhiều người, nhất là những người phụ nữ.

Phạm Ngoc (T/H)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật