“Joker” đúng là một tác phẩm nghệ thuật, nhưng không phải là kiểu nghệ thuật cao cấp trưng bày trong phòng tranh mà chỉ là một tác phẩm giống như bao bộ phim khác.
Nó chỉ là một công cụ hút tiền của xưởng phim dựa trên tài sản trí tuệ với 80 năm lịch sử, phục vụ cho nhu cầu mong mỏi của giới fanbase đông đảo bằng những sản phẩm phòng vé lấy cảm hứng từ truyện tranh.
Poster bộ phim "Joker" |
Mặc cho bộ phim có nhiều phân đoạn chắp vá, “Joker” vẫn ra mắt với doanh thu xấp xỉ 96 triệu USD tại Bắc Mỹ, kỷ lục phòng vé trong tháng mười và 235 triệu USD toàn thế giới.
Dù vậy, tuần mở màn may mắn không xóa bỏ đi những lo ngại về những gì mà bộ phim truyền tải. Và việc dùng tấm áo choàng “Đây là nghệ thuật” để ứng phó với những chỉ trích đã làm dấy lên những tranh luận trái chiều.
Buổi ra mắt bộ phim “Joker” cũng là thời điểm diễn ra tranh cãi về khái niệm phim “nghệ thuật” và phim bom tấn, được khơi mào bởi Martin Scorsese. Vị đạo diễn huyền thoại này ví những tác phẩm chuyển thể từ comic của Marvel như những khu vui chơi trong công viên và đặt dấu hỏi liệu chúng có nên được coi là “điện ảnh” theo nghĩa truyền thống hay không.
Ý kiến này đã chọc giận tới fan hâm mộ của dòng phim, cũng như những phản ứng từ một số đạo diễn phim Marvel như Joss Whedon (the first "Avengers") và James Gunn ("Guardians of the Galaxy").
Mặc dù những nhận xét của Scorsese có vẻ lạnh lùng nhưng cũng không phủ nhận rằng ông đã nhận ra được thực tế rằng những bộ phim đó như những chiếc bánh răng của một bộ máy lớn, được thiết kế không hẳn để tạo trải nghiệm trong rạp chiếu mà chỉ để tạo sự thu hút.
Nói vậy không có nghĩa phim bom tấn không có thông điệp giá trị gì, nhưng không nên nâng tầm chúng quá.
“Joker” hiển nhiên là một sản phẩm hoàn toàn khác với cái gốc comic, nhưng nó vẫn xuất thân từ đó.
Việc phản biện rằng “nó là nghệ thuật” cũng lờ đi những cảm giác không thoải mái mà người xem trải nghiệm. Một số ý kiến lo ngại liệu có thể có người sẽ chắp nhặt những thông điệp sai trái về một nhân vật quái dị của bộ phim để đồng cảm và khám phá nguồn gốc của mình hay không?
Cũng phải công nhận rằng hiện nay có một xu hướng đổ lỗi cho truyền thông về tình trạng bạo lực trong xã hội (từ phim ảnh, truyền hình cho tới video games) mà dường như quên đi những nguyên nhân tiềm ẩn khác.
Nhân vật Joker không phải kẻ duy nhất ẩn mình sau lớp hóa trang |
Nhưng “Joker” trên thực tế chả có gì ngoài đáp ứng mong chờ của fan, một cái tên thu hút cùng tài năng đi kèm tạo nên hiệu ứng phòng vé.
Trong một xã hội tự do, chỉ cần cung cấp một bàn buffet nội dung là đủ nhưng việc tự do làm điều gì đó không có nghĩa sẽ không bị chỉ trích. Bộ phim “Joker” đã đạt được thành công về mặt tài chính. Nhưng để khoác lên bộ phim danh hiệu “nghệ thuật” thì nhân vật Joker không phải là kẻ duy nhất ẩn mình sau lớp trang điểm nghèo nàn.
Brian Lowry là một cây bút có tiếng chuyên phê bình truyền hình, điện ảnh, giữ chuyên mục bình luận giải trí trên CNN từ 2003. PNM xin lược dịch bài nhận định.