Có nhiều người vẫn chưa phân biệt được Anime với Manga. Hãy cùng đi sâu vào những khác biệt chính giữa hai loại này để xem chúng khác nhau ở đâu.
Manga là gì?
Manga là một cụm từ trong tiếng Nhật để chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa có nguồn gốc từ Nhật Bản vào cuối những năm 1800.
Do truyền thống của Nhật Bản và sự ảnh hưởng của Thế Chiến 2 nên các nét vẽ của Manga chủ yếu được thể hiện bằng màu đen và trắng. Trong cuộc chiến tranh, các họa sĩ manga chọn vẽ bằng màu mực đen và không tô màu để phù hợp với báo giấy. Đồng thời nhờ chỉ sử dụng 2 gam màu đơn giản nên các số báo cũng được phát hành nhanh chóng. Thêm 1 lý do khác khiến màu đen trắng được sử dụng trong Manga là in ấn không màu rẻ hơn và tiết kiệm nhiều thời gian hơn in màu.
Ở Nhật Bản, văn hoá truyện tranh Nhật Bản được kế thừa qua nhiều thế hệ. Mọi người ở mọi lứa tuổi đều say mê đọc nó trên tàu, trong giờ nghỉ làm, nghỉ học cũng như trên giường ở nhà.
Manga có lịch sử phát triển lâu đời như thế nhưng những tác phẩm ra đời vào giai đoạn 1950 - 1960 mới được coi là “khởi nguồn cho manga” ở Nhật Bản. Không ít người vì ngưỡng mộ những tác phẩm thời kì đó mà trở thành hoạ sĩ manga.
Trong số đó, Tezuka Osamu, được coi là người đặt nền móng cho nền văn hoá Manga hiện đại với loạt tác phẩm tạo tiếng vang như “Atom cậu bé tay sắt”, “Jungle Taitei”, “Chim lửa” hay “Ribon no Kishi”.
Manga có nhiều thể loại khác nhau nhưng 1 số thể loại phổ biến bao gồm: hành động, phiêu lưu, khoa học viễn tưởng, đời thường... Nhiều cuốn truyện tranh Manga phát hành thành bộ dài tập, được người hâm mộ theo dõi trong nhiều năm.
Anime là gì?
Trái ngược với quan điểm phổ biến, Anime và Manga không thể thay thế cho nhau, chúng không hoàn toàn giống nhau.
Anime là một từ mượn trong tiếng Anh, đó là “Animation” nghĩa là “phim hoạt hình”. Đây là một hình thái nghệ thuật, hoạt họa đặc trưng bao gồm các thể loại được xây dựng trong điện ảnh.
Có thể hiểu Anime là từ dùng để nói về các bộ phim hoạt hình sản xuất từ Manga của Nhật Bản. Ngày nay, Anime được cả thế giới công nhận rằng nó là một nét văn hóa rất đặc trưng của người Nhật.
Những bộ Anime với nội dung hấp dẫn đã thu hút hàng triệu người hâm mộ trên thế giới. |
Anime có thể được sản xuất dưới dạng vẽ tay bởi các họa sĩ theo phong cách truyền thống, hoặc được sản xuất bằng kỹ thuật số, giống như cách làm hoạt hình theo phong cách phương Tây.
Bản thân Anime bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, cùng thời điểm với các phong cách hoạt hình khác cũng lần đầu ra mắt công chúng. Mặc dù hồi đó không có màn chiếu như bây giờ nhưng nhiều thể loại phim khác nhau đã bùng nổ trên khắp thế giới.
Những năm 1950 chứng kiến sự trỗi dậy của Anime như một ngành công nghiệp lớn và phổ biến trong khu vực. Vào những năm 60, Astroboy đã đưa Anime ra thế giới, và sau đó vào những năm 90, Neon Genesis Evangeleon đã vươn ra toàn cầu. Kể từ đó, Anime bùng nổ như một loại hình nghệ thuật, ngày càng tiếp cận với nhiều khán giả hơn và thu hút được sự chú ý ở những thị trường mà trước đây không vươn tới. Khi toàn cầu hoá, Anime tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Trong Anime, các hình ảnh có màu sắc phong phú không giống như Manga chủ yếu là đen trắng.
Sự nổi tiếng của Manga với Anime
Manga cực kỳ phổ biến ở các thị trường như Nhật Bản và Hàn Quốc. Bạn sẽ dễ dàng thấy Manga trong các cửa hàng truyện tranh và ở nhiều nơi trên mạng. Nhưng ở Mỹ, sẽ khó có thể tình cờ tìm thấy một tựa Manga tại hãng thông tấn địa phương.
Hình ảnh Manga (phải) khi lên Anime (trái) |
Trong khi đó, Anime lại trở nên cực kỳ phổ biến. Nhờ các nền tảng phát trực tuyến như Netflix mua bản quyền Anime và dịch sang tiếng Anh và các ngôn ngữ khác, những bộ phim hoạt hình Nhật Bản trở nên dễ tiếp cận hơn với khán giả mới. Các chương trình hoạt hình dành cho người lớn của phương Tây không nhiều như Anime, vì vậy khán giả thoải mái khám phá những tựa phim mới và say mê với các nội dung. Chính điều này càng làm tăng thêm mức độ phổ biến của Anime so với Manga.