Extraordinary Attorney Woo
Tháng 7, màn ảnh nhỏ Hàn Quốc đã chứng kiến cơn sốt của bộ phim Extraordinary Attorney Woo. Với tỷ suất người xem trung bình trong tập 1 là 0,9%, Extraordinary Attorney Woo có khởi đầu khiêm tốn nhưng chỉ sau 4 tuần, rating tăng cao chạm mức 15% và còn là một trong những bộ phim có rating cao nhất đài cab.
Extraordinary Attorney Woo có cốt truyện nhẹ nhàng, tươi sáng, xoay quanh luật sư tài giỏi Woo Young Woo, người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Phim kể về các vụ án khác nhau do cô đảm nhiệm, cũng như những người nữ luật sư có cơ hội gặp mặt khi làm việc tại công ty luật nổi tiếng Hanbada. Đặc biệt, cô giải quyết từng vụ án theo cách riêng của mình và phá tan định kiến từ người coi thường cô.
Vai chính của phim do nữ diễn viên Park Eun Bi thủ vai. |
Theo các nhà phê bình, Extraordinary Attorney Woo làm nổi bật hình ảnh các nhóm thiểu số trong xã hội và khai thác câu chuyện về họ thông qua Young Woo. Một yếu tố khác làm nên sự nổi tiếng của Extraordinary Attorney Woo nằm ở sự thay đổi trong thị hiếu khán giả.
Nhà phê bình văn hóa Lee Young Mi chia sẻ: "Mọi người đang cảm thấy mệt mỏi khi theo dõi câu chuyện trả thù từ nạn nhân của tội ác gây ra bởi giới tinh hoa quyền lực. Đối với họ, Extraordinary Attorney Woo dường như hấp dẫn hơn. Woo Young Woo giải quyết các vụ án bình thường hơn và có câu chuyện đằng sau khách hàng".
Kịch bản và tình tiết của phim cũng không hề dễ đoán, sự khác biệt về tính chân thành trong mỗi nhân vật khiến người xem bị thu hút giữa những bộ phim có nội dung khá chung chung và nhàm chán, quen thuộc.
Có thể thấy, biên kịch Yoo In Shik vẽ nên nhân vật luật sư thiên tài mắc chứng tự kỷ Woo Young Woo, không “đao to búa lớn” mà tập trung vào các tiểu tiết, hình ảnh vừa chân thực vừa gần gũi. Biên kịch cũng nhấn mạnh vào định kiến xã hội đối với người tự kỷ. Thấu hiểu một người tự kỷ đã khó nhưng để xã hội nhìn nhận người tự kỷ như những người bình thường, không phải “khuyết tật”, còn khó hơn.
Good Doctor
Năm 2013, bộ phim Good Doctor kể về hành trình phá vỡ định kiến của bác sĩ mắc chứng tự kỷ Park Si On (Joo Won thủ vai) lên sóng. Bộ phim sớm trở nên nổi tiếng và giành giải Phim truyền hình xuất sắc của lễ trao giải Baeksang 2014. Tuy nhiên, sau khi bộ phim phát hành, nhận thức xã hội về chứng tự kỷ vẫn chưa thực sự được cải thiện.,
Nhưng nếu nhắc đến vai diễn nhận được nhiều sự đón nhận và gây ấn tượng nhất phải là bản The Good Doctor (Bác Sĩ Thiên Tài) của Mỹ. Ra mắt từ năm 2017, qua cả 4 phần phim đều mang đến những nội dung đầy mới mẻ và hấp dẫn. Bộ phim lấy đề tài bệnh viện, với những bác sĩ tài giỏi, hết mình vì bệnh nhân.
Được remake lại từ bộ phim Hàn Quốc đình đám Good Doctor (Thiên Thần Áo Trắng), The Good Doctor xoay quanh Shaun Murphy (Freddie Highmore) - một bác sĩ phẫu thuật mới tại một bệnh viện danh giá. Shaun mắc bệnh tự kỷ và cả hội chứng thiên tài, cũng có nghĩa rằng mặc dù cậu chẩn đoán bệnh tài tình, cực kỳ thông minh, thì cũng chỉ có khả năng giao tiếp và cảm nhận của một đứa trẻ.
Freddie Highmore trong vai Shaun Murphy |
Sự hấp dẫn của The Good Doctor không chỉ đến từ các ca bệnh mà còn đến từ tình đồng nghiệp - những người không từ bỏ Shaun cho dù cậu luôn gặp vấn đề. Shaun có cơ hội học hỏi và biết cách giao tiếp hơn, hay thậm chí tìm được cả tình yêu của cuộc đời mình.
Rain Man (1988)
Rain Man đã gây tiếng vang lớn và là hiện tượng của giải Oscar khi nhận được 8 đề cử và thắng 4 giải quan trọng, gồm Phim hay nhất, Nam chính xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất và Kịch bản gốc xuất sắc nhất.
Phim kể về nhân viên bán xe trẻ tuổi tham lam, ích kỷ và cuồng vọng Charlie Babbitt (Tom Cruise) và người anh trai mắc chứng tự kỷ nhưng có trí thông minh siêu phàm Raymond (Dustin Hoffman) – người mà Charlie trước nay chưa hề hay biết đến.
Khi bất ngờ hay tin bố mình qua đời cũng là lúc Charlie phát hiện toàn bộ tài sản của ông đã được chuyển cho người anh Raymond. Trong hành trình giành lại tài sản, Charlie được cảm hoá, dần thấu hiểu và yêu thương anh trai nhiều hơn.
Temple Grandin (2010)
“Temple Grandin” (tựa Việt: “Chuyện của cô Temple Grandin”) được sản xuất theo câu chuyện có thật. Ngay từ khi ra mắt, bộ phim đã ạo được tiếng vang khi nhận được đánh giá cao từ nhà phê bình cũng như công chúng.
Bộ phim kể về Temple Grandin (Claire Dane), một phụ nữ trẻ mắc chứng tự kỷ nhưng với ý chí vô cùng mạnh mẽ, đã trở thành một trong những nhân vật thành công nhất nước Mỹ. Temple Grandin”như một lời tuyên ngôn đanh thép rằng người mắc chứng tự kỷ là những người đặc biệt và họ hoàn toàn có thể làm nên điều phi thường.
My name is Khan (2010)
“My name is Khan” (tựa Việt: “Tên tôi là Khan”) là một trong số ít tác phẩm Bollywood nhận được đánh giá tích cực 85% trên chuyên trang Rotten Tomatoes. Phim là câu chuyện về anh chàng Rizvan Khan (Shah Rukh Khan) mang bệnh tự kỷ, rời khỏi quê nhà đến San Francisco (Mỹ) và cũng tại nơi đây anh tìm thấy hạnh phúc bên Mandira (Kajol) và con trai của cô ấy.
Thế nhưng sau đợt khủng bốgày 11/9, tất cả người Hồi giáo đều được xem là khủng bố và đó là lý do con trai của Mandira bị đánh chết. Mandira đã trút hết đau đớn và tổn thương lên Rizvan Khan: “Anh muốn tôi tha thứ thì hãy đi tìm gặp Tổng thống mà nói là chúng ta không phải là khủng bố”.
Khan đã bất chấp mọi nguy hiểm thực hiện chuyến hành trình ấy, chỉ để đến và nói với Tổng thống đúng một câu: “Tôi không là khủng bố, con trai tôi bị sát hại”. Khan chứng minh rằng người tự kỷ cũng như bao người mà thậm chí còn có phần mạnh mẽ và quyết liệt hơn, trái với vẻ ngoài rụt rè và nhút nhát.
Autism in Love (2015)
Autism in Love”là câu chuyện về 4 người với chứng rối loạn tự kỷ trong hành trình theo đuổi tình yêu và tìm kiếm hạnh phúc.
Lenny, chàng trai trẻ đến từ California, luôn chật vật để tìm ra mình là ai và chấp nhận chứng tự kỷ của bản thân. Dave và Lindsey là cặp đôi cùng mắc chứng tự ỷ. Sau 8 năm mặn nồng bên nhau họ đang quyết định tiến đến một lời hứa bên nhau bền chặt tại lễ đường. Cuộc hôn nhân của Stephen và Gita đang gặp phải thử thách lớn khi Gita bị u nang buồng trứng (được vài năm), còn Stephen được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ.
Autism in Love đã giúp người xem có được cái nhìn đa chiều, bao dung hơn với cuộc sống và những con người bất hạnh.
Innocent Witness (2019
Innocent Witness” (tựa Việt: “Chứng nhân hoàn hảo”) xoay quanh cô gái mắc bệnh tự kỷ Ji-woo (Kim Hyang-gi) là nhân chứng duy nhất của một vụ án mạng giết người, và luật sư Soon-ho (Jung Woo Sung), người bào chữa cho nghi phạm đã lợi dụng căn bệnh tự kỉ của Ji-woo để củng cố phần biện hộ của mình.
Không chỉ khắc họa quá trình Ji-woo giúp Soon-ho thoát ra khỏi vòng lẩn quẩn của nghề luật sư, Innocent Witness còn giải thích tường tận về hội chứng tự kỷ mà chúng ta vẫn còn khá mờ mịt. Sự quan tâm và sẻ chia của người thân là quan trọng như thế nào với hình ảnh người mẹ vẫn luôn tự hào về Ji-woo dẫu rằng cô bé có mắc bệnh tự kỷ.