1. Núi Everest, Nepal và Trung Quốc
Núi Everest (còn được gọi là Núi Qomolangma ở Tây Tạng), ngọn núi cao nhất thế giới với chiều cao 8.848 m, nằm ở khu vực Mahalangur của dãy Himalaya biên giới giữa Nepal và Trung Quốc.
Với địa hình tráng lệ dốc đứng, đỉnh Everest được bao phủ tuyết quanh năm và có hình dạng giống với hình dạng của một kim tự tháp.
2. K2, Pakistan và Trung quốc
K2 (được gọi là Godwin-Austen hoặc Chhogori) cao 8,611 m là đỉnh núi cao thứ 2 trên Thế Giới. Nằm ở biên giới Pakistan và vùng Tân Cương (Trung Quốc), thuộc dãy núi Karakoram.
Tên gọi K2 lấy từ chữ cái đầu của dãy Korakoram. Có địa thế hiểm trở với các sườn đá dốc đứng, trơn trượt và thời tiết khó dự đoán.
3. Kangchenjunga, Nepal và Ấn Độ
Là ngọn núi cao thứ ba trên thế giới, với độ cao 8.586 m. Kangchenjunga nghĩa là "Năm Kho Báu của tuyết", vì nó có năm đỉnh núi, bốn trong số đó có độ cao trên 8.450 mét.
Điểm bất lợi của ngọn núi này khi chinh phục là bị cản trở bởi tuyết lở, thời tiết khắc nghiệt và không có đường mòn trực tiếp dẫn lên đỉnh núi. Do đó, cho đến nay mới chỉ có 187 nhà leo núi chinh phục được Kangchenjunga.
4. Lhotse ,Nepal và Trung Quốc
Lhotse có nghĩa là "đỉnh Nam" trong tiếng Tây Tạng. Đỉnh chính cao 8.516 m, Lhotse Trung (Đông) cao 8.414 m và Lhotse Shar cao 8.383 m. Ngọn núi này nằm tại biên giới giữa Tây Tạng Trung Quốc và vùng Khumbu của Nepal.
5. Makalu, Nepal và Trung Quốc.
Makalu là ngọn núi cao thứ năm trên thế giới ở độ cao 8.463 m. Nó nằm trong dãy Himalaya Mahalangur 19 km, về phía đông nam của núi Everest trên biên giới giữa Nepal và Trung Quốc.
Một trong tám ngọn núi cao nhất thế giới, Makalu là một đỉnh cao bị cô lập có hình dạng là một kim tự tháp bốn mặt.