• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cả 3 người trong một nhà đều có u tuyến giáp, hóa ra “thủ phạm” là 2 gia vị cực quen thuộc trong bếp

Bà Triệu năm nay gần 50 tuổi, sống cùng chồng và con trai tại Quảng Đông, Trung Quốc. Gần đây, cho rằng thời tiết trở lạnh nên thường xuyên khó chịu ở cổ họng, bà càng chú ý hơn tới chế độ ăn uống của gia đình. Thậm chí bà còn rèn cho cả nhà thói quen ngậm nước muối ấm vào buổi tối trước khi đi ngủ và sáng sớm khi thức dậy.

Tuy nhiên, cậu con trai vẫn ho nhiều, cổ có vẻ sưng lên. Lo lắng cho con, bà Triệu khuyên chồng nên nghỉ một buổi để tới bệnh viện, tiện thể khám sức khỏe cả gia đình. Bởi vì bản thân bà cũng cảm thấy khó chịu ở cổ họng, chồng bà cũng nhiều khi vu vơ nói rằng hay bị nghẹn, ban đêm thấy khó thở. Ngay cả khi lấy số ngồi chờ, bà Triệu vẫn vui cười, chắc mẩm rằng cả nhà cùng bị thì chỉ có thể là do viêm họng bởi thời tiết. Nhưng thật không ngờ, kết quả chẩn đoán chỉ ra cả 3 người trong nhà đều có u tuyến giáp.

Cảm giác khó nuốt, sưng ở cổ, dễ nghẹn khi ăn uống rất có thể là dấu hiệu u tuyến giáp (Ảnh minh họa)

Cảm giác khó nuốt, sưng ở cổ, dễ nghẹn khi ăn uống rất có thể là dấu hiệu u tuyến giáp (Ảnh minh họa)

Nghe tới có khối u, lại là u tuyến giáp bà Triệu bắt đầu trở nên tức giận, muốn chất vấn bác sĩ. Bà nói, gia đình bà rất chú trọng bổ sung iot, không thể nào lại mắc bệnh này. Nhưng khi điều tra bệnh sự, biết được rằng chính sự bổ sung iot quá độ đó lại là nguyên nhân gây bệnh thì bà bàng hoàng tới mức đứng không vững.

6 dấu hiệu phổ biến nhất của u tuyến giáp:

- Phình cục bộ: Khi nhân tuyến giáp phát triển đến kích thước lớn, đặc biệt ở những bệnh nhân gầy, có thể xuất hiện khối phồng cục bộ rõ ràng.

- Di chuyển khi nuốt: Các khối u tuyến giáp lớn sẽ di chuyển lên xuống trước cổ khi nuốt.

- Cảm giác nghẹn khi ăn uống: Khi các khối u to lên và chèn ép vào thực quản sẽ gây khó chịu khi nuốt.

- Khó thở: Khi các nốt lớn phát triển rất lớn, nó có thể đè lên khí quản của chúng ta, gây khó thở, thậm chí không thể thở được.

- Khàn giọng: Các nhân tuyến giáp lớn có thể chèn ép dây thần kinh thanh quản quặt ngược, bất kể tính chất của nhân giáp như thế nào đều có thể gây khàn giọng.

- Nghẹt thở, ho khi uống nước: Các nốt sần lớn có thể kích thích dây thần kinh thanh quản trên, khiến bạn dễ bị nghẹn khi uống nước.

Lưu ý: u tuyến giáp có thể là u lành tính hoặc ác tính (ung thư). Nên đi thăm khám khi có dấu hiệu trên để phát hiện sớm và có chỉ định điều trị (nếu cần) phù hợp.

“Thủ phạm” gây u tuyến giáp hóa ra là 2 gia vị quen thuộc này

Bà Triệu bật khóc ngay tại bệnh viện, bà không dám tin những thói quen ăn uống lành mạnh mình luôn tự hào lại mang họa cho cả gia đình. Cụ thể, u tuyến giáp tìm đến cả nhà là do tiêu thụ quá nhiều muối iot và tương đậu nành trong nhiều năm.

Luôn cho rằng chỉ thiếu iot mới gây ra đủ thứ bệnh, bao gồm cả bướu cổ và tuyến giáp nên bà Triệu từ lâu chỉ ưu tiên dùng muối có hàm lượng iot thật cao. Bà luôn cố gắng tận dụng mọi bữa ăn để bổ sung iot cho cả nhà, thậm chí hình thành thói quen ngậm muối iot và uống nước muối iot loãng để bảo vệ sức khỏe. Tương tự, cho rằng đậu nành tốt cho sức khỏe, chống ung thư nên bà dùng rất nhiều tương đậu nành khi chuẩn bị bữa cơm gia đình.

Bác sĩ thăm khám cho bà Triệu giải thích, thiếu hay thừa iot đều có thể dẫn tới các bệnh về tuyến giáp. Mặc dù iot là một nguyên tố vi lượng thiết yếu để duy trì sức khỏe tuyến giáp nhưng việc tiêu thụ quá nhiều iot có thể có tác động tiêu cực đến chức năng tuyến giáp.

 

Bởi quá nhiều iot có thể kích thích sự phát triển quá mức của mô tuyến giáp, dẫn đến hình thành các nốt tuyến giáp. Ngoài ra, hấp thụ quá nhiều iot có thể gây ra bệnh cường giáp, tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức có thể dẫn đến các triệu chứng như nhịp tim nhanh và mất ngủ. Trong khi đó, gia đình bà Triệu đã có thói quen lạm dụng muối iot nhiều năm vì cho rằng tốt cho sức khỏe.

Dùng muối iot là cách hiệu quả để bổ sung iot, nhưng quá nhiều hay quá ít iot đều có thể gây bệnh tuyến giáp (Ảnh minh họa)

Dùng muối iot là cách hiệu quả để bổ sung iot, nhưng quá nhiều hay quá ít iot đều có thể gây bệnh tuyến giáp (Ảnh minh họa)

Còn đối với tương đậu nành - món ưa thích của gia đình bà Triệu - nó không chỉ chứa nhiều iot mà còn chứa isoflavone. Khi hấp thụ quá nhiều có thể cản trở quá trình tổng hợp và chuyển hóa hormone tuyến giáp trong cơ thể và gây ra sự tiết hormone tuyến giáp bất thường, hình thành nhân giáp.

Bổ sung bao nhiêu iot là đủ?

Cần phải nhớ rằng, iot là một vi chất mà cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được nên bổ sung iot là điều cần thiết. Iot có nhiều trong hải sản như cá, tôm, cua… và có nhiều trong các loại rau như rong, tảo biển, rau câu, rau xanh... Ngoài ra, trứng và các thực phẩm từ sữa cũng là một nguồn cung cấp iod khá tốt.

Tuy nhiên, nhìn chung thì hàm lượng iot từ thực phẩm sẽ là chưa đủ. Cách bổ sung iot hiệu quả nhất là sử dụng muối iot và các sản phẩm có chứa iot như: Bột canh iot, nước mắm hoặc dùng những loại thuốc bổ sung iot theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, bổ sung lượng iod cần phù hợp với cơ thể, không được nhiều hay ít hơn lượng quy định được khuyến nghị.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, một người trưởng thành cần trung bình 150 microgam iot  mỗi ngày. Phụ nữ mang thai cần nhiều hơn là 220 microgam và phụ nữ cho con bú cần đến 290 microgam mỗi ngày. Với trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn thì mẹ nên ăn nhiều hải sản và dùng muối iot hoặc nước mắm có iot để nguồn dưỡng chất quan trọng này tiết qua sữa bổ sung cho bé. Còn với trẻ đã ăn dặm thì cần bổ sung iot qua ăn uống hàng ngày.

Nguồn và ảnh: Sohu, Healthline, ETtoday

Ngọc Ái

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật