• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

'Cụ bà chân đất' khởi nghiệp!

Bước chân vào thương trường khi đã ngoài tuổi 60, bà Võ Thị Lấn (sinh 1949), chinh phục thị...

60 tuổi “chập chững” khởi nghiệp

Bà Võ Thị Lấn sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo với 8 anh chị em. Mẹ mất sớm, bà là chị cả nên một mình bươn trải nuôi các em khôn lớn.

Cha bà Lấn làm nghề thuốc nam chuyên hốt thuốc từ thiện cho bà con trong vùng. Từ nhỏ bà đã theo cha vào rừng đào hái thảo dược nên bà thuộc lòng những bài thuốc của cha. Hoàn cảnh gia đình khó khăn bà không được ăn học nhiều. Bà có chồng và sinh 10 người con. Chồng bà mất sớm bà lại tảo tần nuôi 10 đứa con nheo nhóc khôn lớn.

Bà nói để lo đủ miếng cơm, manh áo cho các con không có công việc cực nhọc nào mà bà không làm qua từ làm nông cho đến buôn bán. Khi các con bà đã khôn lớn, yên bề gia thất, cũng là lúc bệnh già ập đến. Sức khỏe bà suy yếu với đủ bệnh trong người từ tim mạch, huyết áp cao, gan thận hoành hành. Thời gian nằm viện nhiều hơn ở nhà.

Bà Võ Thị Lấn khởi nghiệp ở tuổi 60. 
Bà Võ Thị Lấn khởi nghiệp ở tuổi 60. 

Sau một thời gian dài nằm viện nhưng sức khỏe không tiến triển, bà cảm giác ngột ngạt và thèm được về nhà cùng con cháu. Bà xin các con cho bà được về nhà tịnh dưỡng. Khoảng thời gian này, bà nhớ đến những bài thuốc khi xưa của cha nên tự tìm nguyên liệu và chế biến để uống. Không ngờ sau một thời gian sử dụng, thì sức khỏe có nhiều chuyển biến tích cực. Bà đã mang bài thuốc này chia sẻ cho những người bạn già ở cùng bệnh viện chung với bà và họ đều khỏi bệnh.

Đó là cơ duyên giúp bà Lấn muốn mang bài thuốc này ra thị trường để giúp nhiều người. Nhưng bà không thể đưa ra với hình thức bài thuốc nam vì thế bà quyết định làm trà túi lọc .

Năm 2008, bà chính thức khởi nghiệp khi đã ngoài 60. Lúc đầu là một cơ sở sản xuất trà nhỏ lấy tên là Tâm Lan. Những ngày đầu ra thị trường, bà Lấn một mình đơn độc với những chuyến xe khắp các tỉnh miền Tây để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.

Mang sản phẩm đến người tiêu dùng. 
Mang sản phẩm đến người tiêu dùng. 

Bà gõ cửa từng tiệm thuốc tây, thuốc nam để chào hàng. Có những nơi chưa kịp nói câu nào đã bị đuổi khỏi tiệm vì người ta không thích sản phẩm mới. Những khó khăn đó chưa bao giờ làm bà nản chí và bỏ cuộc.

Đó là chưa kể khi bà khởi nghiệp các con đều kịch liệt phản đối. “Vì ở cái tuổi xế chiều, mẹ không an dưỡng tuổi già mà còn bươn chải ra thương trường. Nhưng tâm nguyện lớn nhất của tôi lúc ấy là muốn phát triển bài thuốc của cha mình, thu được lợi nhuận, và làm từ thiện giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà không cần phải xin con cháu mình”, bà Lấn tâm sự.

Trời không phụ lòng lòng người, với nỗ lực không mệt mỏi, sản phẩm Trà Tâm Lan của bà dần được nhiều người biết đến và thậm chí là không đủ trà để bán. Bà Lấn đã mở rộng cơ sở sản xuất lên quy mô công ty, hoạt động kinh doanh sản xuất trà từ đó phát triển.

Muốn thương hiệu mạnh thì phải làm thương hiệu sạch

Trà túi lọc Tâm Lan được chiết xuất từ cây Hoàn ngọc, Kim ngân hoa, Cúc hoa và cây Lược vàng. Theo bà Võ Thị Lấn – Giám đốc Công ty trà Tâm Lan, toàn bộ nguyên liệu được trồng theo mô hình khép kín.

 

Hiện tại bà Lấn đang sở hữu hơn 100ha nông trại được xây dựng theo mô hình khép kín chuẩn hữu cơ.

Để đảm bảo trà đạt chất lượng tuyệt đối, bà Lấn nghĩ đến việc chủ động phát triển vùng nguyên liệu hữu cơ không dùng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích hay phân bón lá, phân hóa học vô cơ để tăng trưởng năng suất. Thay vào đó bà phát triển trang trại nuôi bò, heo gà vịt để lấy nước thải nuôi trùn quế làm phân bón cho cây để giữ nguyên tính tự nhiên và các thành phần dược liệu của cây.

Hiện tại trang trại của bà đang sở hữu hơn 1000 con bò, đàn heo hơn 1000 con và hàng ngàn con gà, vịt, cá, trùn quế… Trong đó trùn quế là nền tảng của trang trại khi nó được chế tạo thành các chế phẩm sinh học bón cây và nguồn thức ăn chăn nuôi. Hiện tại mỗi tháng trang trại có thể thu được trên 3 tỷ đồng từ trùn quế nhưng bà không bán mà giữ lại phục vụ cho vùng nguyên liệu của mình.

Theo bà Lấn, đàn bò, heo của bà cũng được nuôi một cách tự nhiên, không dùng thức ăn công nghiệp, chỉ cho ăn cỏ sạch được công nhân thu hoạch ngay trong vườn nguyên liệu. Phân bón được ủ kỹ nhiều ngày với tro và lá cây nguyên liệu và men vi sinh có lợi, sau đó được sử dụng bón cho cây.

Bà Lấn cho biết ngay cả những con sâu bọ trên nguyên liệu cũng được bà tiêu diệt bằng chế phẩm sinh học do bà nghĩ ra từ ớt kết hợp với rượu và lá đinh lăng.

Vườn nguyên liệu thu hoạch theo một quy trình khoa học. Sau khi xử lý vô trùng bằng công nghệ tiên tiến, nguyên liệu được sấy khô đưa vào kho chứa nguyên liệu đảm bảo tuyệt đối vệ sinh, toàn bộ dây chuyền nhà máy sản xuất được trang bị các đèn tia cực tím, lưới chắn côn trùng và thông thoáng.

Xây dựng vùng nguyên liệu khép kín theo chuẩn hữu cơ. 
Xây dựng vùng nguyên liệu khép kín theo chuẩn hữu cơ. 

Không chỉ là một doanh nhân giỏi, bà còn “nức tiếng” ở vùng vì hoạt động từ thiện. Ai khó khăn bà giúp đỡ, chỉ cần bà nghe thấy sẽ giang rộng đôi tay. Đều đặn mỗi năm bà luôn dành trên 5000 phần quà cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

“Cả cuộc đời tôi luôn có một tâm nguyện làm từ thiện giúp đời. Muốn có tiền làm từ thiện mà không cần phải xin tiền con cháu thì chỉ có kinh doanh thì mới có nhiều lợi nhuận và giúp đỡ được nhiều người”, bà Lấn chia sẻ. Hoạt động từ thiện của bà nhiều đến mức được chính phủ trao huy chương lao động hạng ba.

Theo bà Lấn lúa gạo, heo gà vịt, cá, nuôi trồng được đều không bán dù lợi nhuận cao. Bà để lại làm những bữa ăn sạch cho hơn 300 công nhân của mình. "Đối với công nhân nghèo không có tội gì, họ chỉ có tội nghèo, ra ngoài chợ cái nào rẻ nhất là họ mua. Đó là những thực phẩm ôi thiu chất lượng kém nhìn thấy mà tôi không cầm lòng được. Ngoài tiền lương, tôi chủ động lo thêm bữa cơm chất lượng cho công nhân của mình. Ai không ăn cơm sẽ bị phạt", bà Lấn cười tươi cho biết. 

Bà Lấn được nhà nước trao huy chương lao động hạng 3 vì công tác từ thiện của bà. 
Bà Lấn được nhà nước trao huy chương lao động hạng 3 vì công tác từ thiện của bà. 

Không chỉ dành thực phẩm sạch cho công nhân của mình bà còn dành tặng những phần quà này đến những người dân nghèo trong vùng hay khách nước ngoài tham quan tại tỉnh, đều ghé trang trại bà dùng cơm. Bữa cơm đạm bạc được làm từ rau, thịt, nuôi trồng tự nhiên. Những bữa cơm hoàn toàn miễn phí.

Hiện tại trà Tam Lan đang đầu tư hệ thống nhà máy hơn 70 tỷ đạt tiêu chuẩn quốc tế, để đẩy mạnh sản phẩm hướng ra thị trường nước ngoài. Dự kiến sẽ khánh thành vào cuối năm 2020.


Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật