• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vì sao giới tài chính Trung Quốc dặn nhân viên không mặc đồ hiệu?

Từ việc cắt giảm lương, thưởng và yêu cầu nhân viên không mặc quần áo đắt tiền, đến...

Theo hãng tin Reuters, các biện pháp thắt lưng buộc bụng được đưa ra giữa lúc giới chức tuyên bố sẽ trấn áp nạn tham nhũng ở lĩnh vực tài chính trị giá 57.000 tỷ USD của đất nước. Bên cạnh đó, tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng suy yếu, với tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên đạt mức cao kỷ lục.

Các chuyên gia trong lĩnh tài chính nằm trong số những người lao động được trả lương cao nhất ở Trung Quốc. Lối sống hào nhoáng của họ thường hứng chỉ trích của công chúng trên mạng xã hội khi nền kinh tế chậm lại.

Một loạt công ty tài chính, cả thuộc sở hữu nhà nước và tư nhân, đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp để chấn chỉnh lối sống của nhân viên.

Hồi tháng 2, giới tài chính đã bất ngờ xôn xao khi chủ ngân hàng nổi tiếng Bao Fan, chủ tịch và giám đốc điều hành công ty China Renaissance Holdings, bất ngờ biến mất và sau đó được cho là đang hỗ trợ quá trình điều tra tham nhũng. Đây được coi là dấu hiệu mở đầu cho việc chấn chính giới tài chính của Bắc Kinh.

Vì sao giới tài chính Trung Quốc dặn nhân viên không mặc đồ hiệu? - Ảnh 1.

Những tòa văn phòng ở khu tài chính Lục Gia Chủy, Thượng Hải. Ảnh: Reuters

Do đó, hàng loạt công ty tài chính Trung Quốc đã nhanh chóng cảnh báo nhân viên về việc không thể hiện lối sống xa hoa, ví dụ như yêu cầu không mặc đồ hiệu, đeo trang sức đắt tiền, lái siêu xe đi làm,... để tránh việc bị lôi vào các cuộc điều tra tham nhũng.

Ví dụ, nhân viên tại một quỹ tương hỗ lớn của nhà nước Trung Quốc và một ngân hàng cỡ trung bình đã được cơ quan đề nghị không thể hiện lối sống cao cấp, hạn chế đăng ảnh các bữa ăn, quần áo hoặc túi xách đắt tiền lên mạng xã hội để tránh thu hút sự chú ý của cơ quan quản lý hoặc sự chỉ trích của công chúng.

Một nhân viên của ngân hàng cỡ trung bình đã được yêu cầu không mặc đồ hiệu sang trọng hoặc mang theo túi xách sang trọng tại nơi làm việc, đồng thời cho biết thêm nhân viên cũng được thông báo rằng họ không được ở khách sạn 5 sao khi đi công tác.

Các giám đốc điều hành cấp cao tại một công ty bảo hiểm nhà nước cũng được yêu cầu không mặc quần áo đắt tiền khi đi làm.

Cắt giảm lương, thưởng

Theo nguồn tin của Reuters, Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) có kế hoạch cắt giảm một số khoản phụ cấp của nhân viên tại trụ sở chính từ năm nay. 

Các khoản trợ cấp bị ảnh hưởng bao gồm các khoản trợ cấp một lần vào mùa hè khoảng 1.500 - 2.000 NDT/tháng, sẽ bị bãi bỏ từ tháng 6 này.

Theo Reuters, ngoài ra, CITIC Securities đang cắt giảm lương trong bộ phận ngân hàng đầu tư của mình, giảm tới 15% mức lương cơ bản, dường như có ý "xoa dịu" dư luận khi Bắc Kinh nỗ lực thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp trong xã hội. 

China International Capital Corp (CICC) vào tháng trước đã cắt giảm 30 - 50% tiền thưởng năm nay cho các chủ ngân hàng đầu tư so với một năm trước đó.

Bên cạnh cuộc đàn áp chống tham nhũng và thúc đẩy "sự thịnh vượng chung", các công ty tài chính cũng đang kiểm soát lối sống hào nhoáng của nhân viên để đảm bảo họ không vi phạm tư tưởng của đảng, các quan chức trong ngành cho biết.

Cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc và ngân hàng trung ương đã cắt giảm phân bổ ngân sách trả lương cho nhân viên vào năm 2023, sau những cải cách được yêu cầu như một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm giảm chênh lệch thu nhập, Reuters đưa tin vào tháng trước.

Các nhà phân tích cho biết nhân viên tại ngân hàng trung ương và cơ quan quản lý chứng khoán đã phải đối mặt với khả năng bị cắt giảm lương do các cơ quan quản lý tài chính kêu gọi trả lương cho nhân viên của họ ngang bằng với công chức.

"Vào thời điểm đà tăng trưởng kinh tế chậm lại và tổng ngân sách của chính phủ không tăng nhanh như trước, làm thế nào để phân phối các nguồn lực và lợi ích trong chế độ là ưu tiên chính trị hàng đầu của Đảng và là động lực quan trọng nhất đằng sau việc "thắt lưng buộc bụng" hiện tại", Xin Sun, người dạy về kinh doanh Trung Quốc và Đông Á tại King's College London, cho biết.

"Sự bất bình đẳng ở Trung Quốc đã đạt đến mức cao trong một thời gian dài", ông Sun nói, đồng thời cho biết thêm những gì chính quyền đang thực hiện, các bước cắt giảm lợi ích của "giới tinh hoa tài chính" là nhằm dập tắt sự bất bình đẳng trong chế độ để ổn định chính trị.

(Nguồn: Reuters)

NGỌC CHÂU

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật