• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tập huấn nâng cao nhận thức về vai trò Sở hữu trí tuệ phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh

Sở hữu trí tuệ, phương thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, lựa chọn công...
Đào tạo tập huấn về “Sở hữu trí tuệ, phương thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, lựa chọn công nghệ thích hợp với năng lực của doanh nghiệp”. 
Đào tạo tập huấn về “Sở hữu trí tuệ, phương thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, lựa chọn công nghệ thích hợp với năng lực của doanh nghiệp”. 

Nhằm nâng cao nhận thức về vai trò Sở hữu trí tuệ và kỹ năng sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh, sáng 07/11, tại Hà Nội, Trung tâm Ứng dụng Khoa học công nghệ và Khởi nghiệp thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam đã tổ chức buổi đào tạo tập huấn về “Sở hữu trí tuệ, phương thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, lựa chọn công nghệ thích hợp với năng lực của doanh nghiệp”. 

Đây là một trong những hoạt động triển khai Nhiệm vụ “Nâng cao nhận thức, năng lực sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh” thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 của Bộ Khoa học và Công nghệ do Cục Sở hữu trí tuệ quản lý.

Ths. Lê Thị Khánh Vân – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học công nghệ và Khởi nghiệp (Hội Nữ trí thức Việt Nam)
Ths. Lê Thị Khánh Vân – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học công nghệ và Khởi nghiệp (Hội Nữ trí thức Việt Nam)

Phát biểu khai mạc buổi đào tạo tập huấn, bà Lê Thị Khánh Vân – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học công nghệ và Khởi nghiệp (Hội Nữ trí thức Việt Nam) cho biết: Hơn 30 năm công tác tại Bộ Khoa học và Công nghệ bà nhận thấy các nữ khoa học gặp rất nhiều khó khăn không chỉ trong nghiên cứu, phát triển một công nghệ, sản phẩm mà ngay cả việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học cũng vô cùng vất vả. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm những công nghệ mới phát triển thương hiệu, sản phẩm cũng không hề dễ dàng. Do đó, nhiều năm qua Trung tâm Ứng dụng Khoa học công nghệ và Khởi nghiệp đã đề xuất nhiều dự án, chương trình để hỗ trợ cho các nữ doanh nhân, các nữ khoa học về các thức quản lý nghiên cứu sản xuất, trong đó có hoạt động đào tạo tập huấn thuộc chương trình phát triển tài sản trí tuệ của Bộ Khoa học và Công nghệ do Cục Sở hữu trí tuệ quản lý.

"Chúng tôi hy vọng có thể giúp cho các nữ doanh nhân cũng như tất cả các nhà khoa học nữ thấy được tầm quan trọng, vai trò của sở hữu trí tuệ và sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ nào trong hoạt động nghiên cứu và sản xuất, kinh doanh của mình" - Bà Lê Thị Khánh Vân phát biểu.

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền – Giám đốc Trung tâm Thông tin sở hữu công nghiệp
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền – Giám đốc Trung tâm Thông tin sở hữu công nghiệp

Tại buổi tập huấn, bà Nguyễn Thị Thu Hiền – Giám đốc Trung tâm Thông tin sở hữu công nghiệp (Cục Sở hữu trí tuệ), đã cung cấp các thông tin liên quan đến quyền tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng…. Trong đó bao gồm: thông tin về các đơn vị đăng ký sở hữu công nghiệp và các bằng độc quyền/giấy chứng nhận sở hữu công nghiệp đã được cấp, định kỳ công bố theo tuần, tháng… các kiến thức về việc xác lập, bảo vệ quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp và cập nhật các thông tin, văn bản mới nhất của Nhà nước và thế giới về hoạt động quản trị tài sản trí tuệ.

Trong khuôn khổ buổi đào tạo, bà Lê Thị Khánh Vân – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học công nghệ và Khởi nghiệp cũng chia sẻ về Mối liên kết giữa chiến lược công nghệ, chiến lược kinh doanh và phương thức đánh giá năng lực tiếp nhận công nghệ: Trong đó chiến lược công nghệ là đầu vào của chiến lược kinh doanh, công nghệ tốt đủ sức cạnh tranh, tạo sản phẩm chất lượng là một trong những yếu củng cố sức mạnh cho chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh là đầu ra của chiến lược công nghệ. Có công nghệ tốt, nhưng trong quá trình phát triển, nếu không phân tích tốt nhu cầu thị trường, hiệu quả kinh doanh kém, không có khả năng đầu tư phát triển, đổi mới dẫn tới công nghệ sẽ trở nên lạc hậu.

Ths. Lê Thị Khánh Vân đã chia sẻ tại buổi đào tạo tập huấn
Ths. Lê Thị Khánh Vân đã chia sẻ tại buổi đào tạo tập huấn

Căn cứ vào năng lực của chủ thể có nhu cầu đổi mới công nghệ, ta cần xem xét 4 yếu tố: Thị trường, Công nghệ, Nguồn nhân lực, Tài chính. Nếu chủ thể thiếu một trong 4 yếu tố trên sẽ không đủ năng lực tiếp nhận công nghệ.

Bà Lê Thị Khánh Vân cho biết, một công nghệ mới phải được định giá bằng nhiều biện pháp như: Tìm kiếm thông tin liên quan, Phân tích nhu cầu của thị trường, Thông tin về các công nghệ tương tự của đối thủ cạnh tranh. Qua đó, tiềm năng thương mại hoá của công nghệ mới được đánh giá cụ thể và tương đối chính xác. Kết quả đánh giá có thể được xem xét để xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác công nghệ.

Các chuyên gia cùng đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Các chuyên gia cùng đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Tại buổi tập huấn, các chuyên gia đến từ Cục Sở hữu trí tuệ đã cung cấp những kiến thức tổng quan về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao nhận thức, năng lực sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cập nhật các thông tin, văn bản mới nhất của Nhà nước và thế giới về hoạt động quản trị tài sản trí tuệ, các mối liên kết giữa chiến lược công nghệ, chiến lược kinh doanh và phương thức đánh giá năng lực tiếp nhận công nghệ.

Trong khuôn khổ buổi đào tạo, tập huấn, các học viên đã thảo luận sôi nổi về những vấn đề thực tiễn trong công tác quản lý sở hữu trí tuệ. Ngoài ra các học viên còn được làm quen với các phần mềm tra cứu, phân tích sáng chế trong lĩnh vực mình quan tâm.


Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật