• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những bộ phim "kinh điển" cho ngày thống nhất đất nước

Rất nhiều bộ phim thuộc hàng “kinh điển” của Việt Nam đã khắc họa lại những năm kháng...

Cùng Phụ nữ Mới điểm lại những bộ phim những bộ phim giàu giá trị nghệ thuật và ý nghĩa lịch sử về ngày giải phóng dân tộc 30.4.

Nổi gió

Những bộ phim

Bộ phim do Huy Thành đạo diễn, sản xuất năm 1966, được chuyển thể từ vở kịch cùng tên của tác giả Đào Hồng Cẩm, đề cập tới những vấn đề rất thời sự thời bấy giờ. “Nổi gió” xoay quanh diễn biến cuộc đời của hai chị em ruột ở hai đầu chiến tuyến. Người chị tên Vân (Thuỵ Vân) là người theo Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, còn người em tên Phương (Thế Anh) lại là một trung úy Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Hai chị em chưa kịp vui mừng vì gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách thì mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh khi Vân biết Phương là trung úy ngụy quyền Sài Gòn và Vân đã đuổi Phương đi. Từ đây bắt đầu chuỗi bi kịch.

Vân và con trai bị bắt vào trại tập trung. Trong trại Vân tham gia đấu tranh, bị bắt vào tù. Con trai bị địch giết nên Vân như điên dại. Vì bị tưởng là điên nên Vân càng dễ dàng hoạt động trong tù. Sau khi ra tù, bằng lý lẽ, hành động và tình cảm, Vân đã thuyết phục được em trai và nhiều lính trong quân đội Việt Nam Cộng hòa về với Mặt trận (về với chính nghĩa), với nhân dân bằng việc phá ấp chiến lược, giết cố vấn Mỹ. Kết thúc phim là trung úy Phương cúi xuống vốc nước lên rửa mặt trên dòng sông chan hòa ánh nắng trong tiếng cổ vũ của nhân dân và nụ cười trìu mến của người chị

“Nổi gió” giành được Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần đầu tiên năm 1970 cho hạng mục Phim truyện nhựa. Không những thế, theo nhiều quan điểm, nó còn là nguồn truyền cảm hứng và tinh thần cho công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975.

Mùa gió chướng

Những bộ phim

"Mùa gió chướng" do đạo diễn Hồng Sến thực hiện dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Phim lấy bối cảnh đồng nước mênh mông vào mùa gió chướng có hai chiến sĩ quân giải phóng là Năm Bờ (Minh Đáng) và Châu (Nguyễn Phúc) được trên cử từ Trung ương cục R về công tác tại một địa phương ở miền Tây Nam Bộ. Họ đã nếm ngay sự săn đuổi của máy bay trực thăng Mỹ, song cuối cùng cũng đến được trạm giao liên nằm chơ vơ giữa đồng nước mênh mông. Tại đây Châu gặp và làm quen với cô giao liên xinh đẹp Bé Ba (Thúy An) để rồi ngày qua ngày giữa hai người hình thành một tình yêu sâu sắc.

Năm Bờ cũng vui mừng gặp lại người yêu là Sáu Linh (Thùy Liên) chỉ huy du kích tại địa phương. Tuy nhiên, niềm vui của họ chưa thật sự trọn vẹn vì cả hai phải chuẩn bị bắt tay vào cuộc chiến đấu chống càn của địch trong kế hoạch dồn dân lập ấp, tát nước bắt cá khiến cho cách mạng không còn có thể dựa vào nhân dân mà tồn tại.

Bộ phim mô tả tinh thần đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam chống lại sự đàn áp, ý đồ dời dân lập ấp của kẻ địch. Dù trải qua biết bao gian nan, thử thách, hy sinh, mất mát nhưng cuối cùng đã đạt được thắng lợi hoàn toàn.

 Cánh đồng hoang

Những bộ phim

 “Cánh đồng hoang” do nhà văn Nguyễn Quang Sáng biên kịch, Trịnh Công Sơn viết nhạc và Nguyễn Hồng Sến đạo diễn được sản xuất năm 1978. Bộ phim đã mang về cho điện ảnh nước nhà nhiều giải thưởng lớn như Bông sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam 1980, Giải Liên đoàn Báo chí Điện ảnh Quốc tế (1980), Huy chương vàng Liên hoan phim quốc tế Moscow 1981.

Lấy bối cảnh là vùng Đồng Tháp Mười trong thời kỳ chiến tranh, mùa nước nổi mênh mông, trắng xóa, “Cánh đồng hoang” là tác phẩm điện ảnh mang tính cô đọng, khái quát cao, lột tả được tội ác của chiếc tranh và tình cảm gia đình thắm thiết, sâu nặng...

Bộ phim xoay quanh cuộc sống của cặp vợ chồng du kích Ba Đô, sống trong một căn chòi nhỏ giữa sông nước cùng đứa con nhỏ. Giữa cánh đồng rộng lớn, hoang vu, vợ chồng Ba Đô trồng lúa, nuôi con, bắt trăn, bắt cá và giữ nhiệm vụ liên lạc cho bộ đội. Khai thác sự đối lập giữa cái tĩnh lặng trong căn chòi với tiếng máy bay sục sạo trên bầu trời; cái giàu - nghèo trong vật chất và cái mạnh - yếu trong tinh thần... đạo diện Hồng Sến đã truyền tải đến khán giả những giá trị nhân văn sâu sắc.

“Cánh đồng hoang” là một bản anh hùng ca giản dị và trữ tình, một tác phẩm điện ảnh có thể nói là hoàn hảo nhất của một thế hệ những nhà làm phim cách mạng Việt Nam.

Biệt Động Sài Gòn (Đạo diễn Long Vân - 1986)

Diễn viên Thanh Loan - vai ni cô Huyền Trang trong phim
Diễn viên Thanh Loan - vai ni cô Huyền Trang trong phim "Biệt động Sài Gòn".

“Biệt Động Sài Gòn” có thể được ví như linh hồn của ngày 30/4. Với 4 tập lần lượt có tên “Điểm Hẹn”, “Tình Lặng”, “Cơn Giông”, “Trả Lại Tên Cho Em” bộ phim đã khắc họa hình ảnh những chiến sĩ của lực lượng Biệt động Sài Gòn..

Không chỉ miêu tả những cảnh ngoài chiến trường với súng và máu, bom đạn và tinh thần chiến đấu, bộ phim còn tái hiện lại cuộc đấu trí căng thẳng của những chiến sĩ hoạt động bí mật trong lòng địch.

Nhân vật Tư Chung (Quang Thái) - Tư lệnh trưởng biệt động Sài Gòn, cùng người đồng đội Ngọc Mai (Hà Xuyên) phải đóng giả một cặp vợ chồng tư bản giàu có, ngày ngày chạm trán cùng tướng tá Việt Nam cộng hòa để tiếp cận và hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó cũng không thể không kể đến một nữ chiến sĩ biệt động khác là Huyền Trang vì muốn dễ bề che mắt kẻ thù nên đã cải trang thành người xuất gia tu hành, Năm Hòa (bí danh K9), Sáu Tâm, bà má hậu phương, em bé bán báo làm giao liên... Tất cả những người ấy, mỗi người một vị trí, một vai trò khác nhau nhưng họ đã cùng hợp quần tạo nên sức mạnh quân dân để chiến thắng kẻ thù.

Ván bài lật ngửa

Cảnh trong phim
Cảnh trong phim "Ván bài lật ngửa"

 “Ván bài lật ngửa” của Xí nghiệp phim Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Hãng phim Giải Phóng) do Khôi Nguyên làm đạo diễn. Bộ phim truyền hình đen trắng về đề tài tình báo này dài 8 tập được sản xuất trong thời gian từ 1982 đến 1987. Bộ phim mô phỏng một cách sinh động quãng đời hoạt động của các nhân vật tình báo được cài cắm trong lòng địch trong kháng chiến chống Mỹ, cuộc đấu trí căng thẳng với những giây phút nguy hiểm kề cận sống - chết...

Sự thành công của bộ phim có sự đóng góp không nhỏ của hai diễn viên chính Nguyễn Chánh Tín (vai Nguyễn Thành Luân), Lâm Bình Chi (vai Ngô Đình Nhu).

“Ván bài lật ngửa” đã giành được tiếng vang suốt thời gian dài. Bộ phim cũng giành được nhiều giải thưởng như: Giải đặc biệt tại Liên hoan phim Việt Nam (1983), Giải Bông sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam (1985), Giải nam diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam (1985).

Giải phóng Sài Gòn

Những bộ phim

 Phim được hãng Sài Gòn Giải Phóng sản xuất dựa trên tác phẩm “Sài Gòn - Bản hùng ca” của nhà văn Hoàng do Long Vân làm đạo diễn. “Giải phóng Sài Gòn” có thời gian sản xuất kỷ lục lên tới 13 năm và được công chiếu lần đầu nhân kỷ niệm 30 năm Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2005).

Với thời lượng 120 phút, “Giải phóng Sài Gòn” đưa khán giả trở lại với được 55 ngày đêm của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam đầy đấu hào hùng, khốc liệt.

Phim tái hiện được những sự kiện lịch sử trong tiến trình quân giải phóng tiến vào giải phóng Sài Gòn. Từ trận đánh mở màn Buôn Ma Thuột đến trận đánh chiếm ngã ba Dầu Giây nhằm chiếm Xuân Lộc, mở cánh cửa phía Đông cho để tiến vào Sài Gòn; ngụy quân di tản trong hỗn loạn ở sân bay Đà Nẵng; quân đội Hoa Kỳ sơ tán khỏi Sài Gòn bằng trực thăng. Bao trùm sự kiện ấy là Bộ chỉ huy Chiến dịch với các quyết định quan trọng của Bộ chính trị, Bộ tổng tham mưu, cùng những diễn biến thần tốc, quyết liệt và kết thúc bằng thắng lợi vào trưa ngày 30/4/1975. Bộ phim tái hiện gần 20 nhân vật lịch sử: Tổng bí thư Lê Duẩn, đại tướng Võ Nguyên Giáp, đại tướng Văn Tiến Dũng… cũng như tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, tổng thống Dương Văn Minh…

Đừng đốt

Cảnh trong phim
Cảnh trong phim "Đừng đốt"

“Đừng đốt” được sản xuất năm 2009, dựa trên quyển hồi ký nổi tiếng cùng tên của nữ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, được viết từ năm 1968 tới trước khi hy sinh 2 ngày vào năm 1970.

Bộ được sản xuất vào năm 2009 do NSND - đạo diễn Đặng Nhật Minh đạo diễn và viết kịch bản.

Bộ phim không chỉ tôn vinh nữ anh hùng liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm và những người con đất Việt cho “giấc mơ hòa bình độc lập” mà còn kể về hành trình lưu lạc kỳ lạ của cuốn nhật ký trong suốt 35 năm với sức hấp dẫn mới mẻ.

“Đừng đốt” ra mắt tại Liên hoan Phim Fukuoka lần thứ 19 tại Nhật Bản và giành giải khán giả bình chọn. Bộ phim được phát hành cuối tháng 4/2009 tại Việt Nam và được chiếu ở Liên hoan Phim Quốc tế ASEM tại Hà Nội giữa tháng 5/2009. Bộ phim đã giành được giải Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16 năm 2009 và chiến thắng 6 hạng mục của giải Cánh diều Vàng năm 2010.

Mùi cỏ cháy

Cảnh trong phim
Cảnh trong phim "Mùi cỏ cháy"

 Lấy bối cảnh chính là sự kiện mùa hè đỏ lửa năm 1972, “Mùi cỏ cháy” của Hãng phim truyện Việt Nam (Sản xuất năm 2011) đưa khán giả đến với trận chiến Thành cổ Quảng Trị. Hoàng, Thành, Thăng, Long - bốn sinh viên trường Đại học Tổng hợp Hà Nội theo lệnh tổng động viên lên đường nhập ngũ năm 1971, được huấn luyện tốc hành và sau cùng đã tham gia chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972. Trong trận chiến ấy, chỉ có Hoàng may mắn sống sót trở về còn Thành, Thăng, Long mãi mãi nằm lại mảnh đất Quảng Trị đầy khói lửa.

Bộ phim được kể lại từ ký ức của Hoàng, khi ông thăm lại chiến trường xưa. Dựa trên quyển nhật ký “Mãi mãi tuổi hai mươi” của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, bộ phim do nhà thơ Hoàng Cầm đã được làm biên kịch, Nguyễn Hữu Mười làm đạo diễn.

Bộ phim bắt đầu bấm máy vào tháng 12/2010, được đặc cách tham dự Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 tại Tuy Hòa tỉnh Phú Yên, được công chiếu giới thiệu tại Lễ Khai mạc tuần phim và đoạt giải Bông Sen Bạc.

“Mùi cỏ cháy” phim đã được trao 4 giải Cánh diều vàng cho phim điện ảnh xuất sắc, âm nhạc xuất sắc (nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân), biên kịch xuất sắc (Hoàng Nhuận Cầm) và quay phim xuất sắc nhất (Nghệ sĩ ưu tú Phạm Thanh Hà) tại Lễ trao giải Cánh diều Vàng năm 2011.

Những người viết huyền thoại

Cảnh trong phim
Cảnh trong phim "Những người viết huyền thoại"

 Dựa trên nguyên mẫu tướng Đinh Đức Thiện và những người đi tiền trạm xây dựng đường ống xăng dầu bộ phim của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng sản xuất năm 2013 đã tái hiện một trong những huyền thoại trong lịch sử chiến tranh Việt Nam.

Lấy bối cảnh cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước thời kỳ những năm 1960, khi tình thế yêu cầu chi viện xăng dầu vào chiến trường miền Nam ngày càng tăng cao và cấp bách bộ phim xoay quanh câu chuyện đầy bi tráng quanh việc lắp đặt đường ống dẫn dầu dài 5.000km xuyên Trường Sơn.

Dưới những cánh rừng nhiệt đới phủ đầy mìn lá, những người lính cần mẫn gùi xăng qua rừng, những chiếc xe vận tải chở xăng nổ tung dưới hỏa lực oanh tạc, những cái chết bất ngờ, những tổn thất triền miên hết mùa khô tới mùa mưa dai dẳng, một phuy xăng vào được chiến trường phải trả bằng máu xương hàng trăm ngàn chiến sĩ… Họ thực sự đã viết lên huyền thoại.

Dù vậy, trong mưa bom bão đạn, giữa lằn ranh của sự sống và cái chết, tình yêu vẫn nảy nở giữa những người lính, như để tiếp thêm niềm tin và hy vọng vào cuộc sống tươi đẹp và tương lai khi đất nước hòa bình.

“Những người viết huyền thoại” đã giành được nhiều giải thưởng quan trọng: giải Khán giả bình chọn, Phim truyện nhựa xuất sắc nhất, Biên kịch xuất sắc, thiết kế mỹ thuật xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18. Bộ phim cũng mang về giải diễn viên chính xuất sắc nhất cho hai diễn viên đóng nhân vật nam chính và nữ chính.

Phạm Ngọc (T/H)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật