Từ không khí và nước bị ô nhiễm đến suy thoái đất và mất đa dạng sinh học, tác động của ô nhiễm là sâu rộng. Các nguồn gây ô nhiễm rất nhiều và đa dạng, từ các quy trình công nghiệp và giao thông vận tải đến nông nghiệp và rác thải sinh hoạt. Hậu quả của ô nhiễm không chỉ giới hạn ở tác hại về thể chất mà còn bao gồm các tác động về kinh tế, xã hội và chính trị. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố của Việt Nam hứng chịu tổn thất lớn do ô nhiễm môi trường và những tác động khác của môi trường.
PGS.TS Trương Thị Hiền, Phó Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh; Ảnh: Hoàng Toàn |
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện cả nước chỉ có khoảng 5% số cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, gần 300 khu công nghiệp với lưu lượng xả thải 500 triệu m3/ngày từ các nhà máy, dệt, nhuộm, sản xuất bột giặc, sản xuất giấy, nhưng có tới 70% lượng nước thải chưa được xử lý triệt để, 23% số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xả thải vượt quy chuẩn cho phép từ 5% đến 12%. Theo thống kê, mỗi năm cả nước có khoảng 9.000 người tử vong và trên 200.000 trường hợp được phát hiện ung thư do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm…
Hàng năm, chất thải rắn công nghiệp phát sinh khoảng 25 triệu tấn, trong đó chất thải rắn từ các khu công nghiệp phát sinh khoảng 8,1 triệu tấn/năm; từ hoạt động khai thác khoáng sản khoảng 3 triệu tấn. Hầu hết các rác thải và nước thải nói trên đều không được xử lý một cách khoa học. Việt Nam hiện có 23 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động với tổng công suất lắp đặt khoảng 13.110 MW. Theo tính toán của Bộ Công Thương, chỉ riêng lượng tro, xỉ tích lũy của các nhà máy nhiệt điện hiện nay là 61 triệu tấn, dự kiến đến năm 2020 là 109 triệu tấn, đến năm 2025 là 248 triệu tấn và đến năm 2030 sẽ là 422 triệu tấn. Việc phải chuẩn bị một quỹ đất quá lớn để làm bãi chứa cho lượng tro xỉ này là thách thức rất lớn trong thời gian tới Đáng lo ngại là TP.HCM cũng là 10 trong số các thành phố lớn bị tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu.
Ô nhiễm nguồn nước
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại TP.HCM hiện nay được cho là nghiêm trọng nhất. Không chỉ các kênh rạch trong thành phố bị ô nhiễm mà các con sông lớn cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố cũng đang trong tình trạng báo động. Hiện mỗi ngày thành phố thải ra 600.000m3 nước thải (so với 200.000m3 cách đây vài năm) nhưng chỉ 60% lượng nước này được xử lý qua hệ thống chung khiến tình trạng ô nhiễm nước ngày càng trầm trọng. Ô nhiễm môi trường không khí tại địa bàn thành phố chủ yếu hoạt động giao thông chiếm 70%-80%.[2]
Ô nhiễm nguồn nước tại TP HCM |
Trong số 7 kênh xả nước thải của thành phố, nhiều kênh còn rò rỉ, cửa xả lạc hậu, thậm chí công suất chỉ đạt 50%. Bên cạnh đó, trên nhiều tuyến kênh có khoảng 18.000 hộ dân lấn chiếm lòng kênh, đổ rác thải khiến dòng chảy vốn đã nhỏ lại càng thêm tắc nghẽn. Đây cũng là nguyên nhân gây ngập úng cục bộ tại 90 điểm trong khu dân cư trên địa bàn quận 6, Bình Chánh, Bình Thạnh…
Trong nội thành, không chỉ các kênh như Đôi - Tẻ, Tàu Hủ, Tân Hóa - Lò Gốm bị ô nhiễm từ vài năm nay mà ngay cả khu vực ngoại thành từ Bình Chánh, Hóc Môn đến Củ Chi. .. Kênh rạch trước đây phục vụ tưới tiêu, nay bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Ô nhiễm không khí
Thành phố Hồ Chí Minh có mức ô nhiễm không khí đứng thứ hai Đông Nam Á sau Jakarta của Indonesia và đứng thứ 12 trong danh sách các thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới. Chất lượng không khí tại các thành phố lớn nói chung và TP. HCM nói riêng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, hàng ngày ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.
Thành phố Hồ Chí Minh có mức ô nhiễm không khí đứng thứ hai Đông Nam Á |
Ô nhiễm tiếng ồn
Cùng với sự phát triển về công nghiệp, xã hội... là ô nhiễm tiếng ồn. Tiếng xe ôtô, xe máy, thậm chí cả máy bay, tiếng máy móc sản xuất ở những khu chế xuất, âm thanh vọng ra từ cácquán bar, vũ trường,sân khấu, karaoke... đều rấtdễ lànhững nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm này.
Trong Tiêu chuẩn Việt Nam, đã đặt ra nhiều giới hạn cho phép đối với từng khu vực, trong từng khoảng thời gian nhất định về tiếng ồn. Chẳng hạn, khu vực dân cư không nằm xen kẽ trong khu vực dịch vụ, sản xuất từ 6 giờ đến 18 giờ cho phép tiếng ồn: 60dBA; từ 18 đến 22 giờ: 55dBA; từ 22 giờ đến 6 giờ hôm sau: 50dBA, v.v... Nhưng tất cả những nơi được khảo sát đều vượt mức cho phép trên. Theo đánh giá của Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch môi trường đô thị - nông thôn, “trung tâm” của sự ô nhiễm tiếng ồn vẫn là các tỉnh, thành lớn trong toàn quốc, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép đã kéo dài tại TP. HCM |
Theo Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh, số liệu đo đạc trong tháng 8/2016 tại sáu trạm quan trắc cho thấy giá trị mức ồn cao nhất (max) dao động trong khoảng 53,2 -83,3dBA, trong khi tiêu chuẩn quy định mức ồn không vượt quá 75dBA. Tình trạng tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép đã kéo dài. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong khu vực và người tham gia giao thông.
Nguyên nhân
Tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng của thành phố đã dẫn đến sự gia tăng các hoạt động công nghiệp và phương tiện giao thông, đây là những nguyên nhân chính gây ô nhiễm.
Ô nhiễm không khí đang là mối quan tâm lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng ô tô và xe máy ngày càng tăng của thành phố góp phần tạo ra một lượng khói đáng kể, có thể gây ra các vấn đề về hô hấp và các vấn đề sức khỏe khác. Việc thành phố thiếu các quy định phù hợp và việc thực thi các tiêu chuẩn khí thải cũng góp phần làm cho chất lượng không khí ngày càng tồi tệ.
Ô nhiễm nước là một vấn đề cấp bách khác ở Thành phố Hồ Chí Minh. Các hoạt động công nghiệp đã dẫn đến việc giải phóng các hóa chất độc hại vào nguồn nước, gây ô nhiễm nguồn cung cấp và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của cư dân địa phương. Các cơ sở xử lý nước thải không đầy đủ của thành phố cũng góp phần gây ra vấn đề này, vì nước thải chưa qua xử lý thường được đổ ra sông và kênh rạch, làm ô nhiễm thêm nước.
Ô nhiễm tiếng ồn, có ba nguồn gây tiếng ồn chính là: Hoạt động công nghiệp, giao thông, xây dựng và dịch vụ. Tại thành phố Hồ Chí Minh, nguyên nhân chính cho tăng trưởng của mức độ tiếng ồn đến từ giao thông. Mỗi năm, số lượng xe cá nhân tăng 10% và dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao hơn. Các cửa hàng và doanh nghiệp cũng gây ra tiếng ồn vô hình bằng cách phát nhạc. Tuy nhiên, cơ quan chức năng chỉ tập trung xử lý với những doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm tiếng ồn, nhưng chưa quan tâm đến những doanh nghiệp kinh doanh và dịch vụ gây tiếng ồn bằng cách phát nhạc.
Giải pháp và kiến nghị
Với tiến bộ Khoa học - Công nghệ như hiện nay, có rất nhiều nhà khoa học và nhà sáng chế đã minh chứng được việc ứng dụng những tiến bộ trong Khoa học và Công nghệ vào đời sống là hoàn toàn có thể thực thi.
Tình hình ô nhiễmmôi trường tại thành phố HồChí Minhđang ngày càng nghiêm trọng và nếu không giải quyết sớm, những hậu quả khó lường sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân, ảnh hưởng kinh tế - xã hội,... Các nhà khoa học, nữ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh đã chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu sản phẩm khoa học, công nghệ nhằm tăng cường ứng dụng kết quảnghiên cứu khoa học, công nghệ vào thực tiễn.
Thứ nhất, ứng dụng công nghệ trong ngành năng lượng sạch, điện mặt trời, điện gió, trong xử lý nước thải, chất thải… nhằm khẳng định giá trị thực tiễn của kết quả nghiên cứu. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có rất nhiều nhà máy với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Mỗi ngày, lượng chất thải, khí thải cho ra môi trường là rất lớn. Do đó, ứng dụng công nghệ trong ngành năng lượng sạch, trong xử lý nước thải, chất thải là điều vô cùng cần thiết.
Thứ hai, kết nối nhà khoa học với doanh nghiệp và cộng đồng, tạo ra liên kết trong chuỗi giá trị sản phẩm hàng hoá, dịch vụ bảo vệ môi trường.Kết nối giữa nhà khoa học với doanh nghiệp và cộng đồng là một bước quan trọng để tạo ra một chuỗi giá trị sản phẩm hàng hoá và dịch vụ bảo vệ môi trường. Khi các nhà khoa học và doanh nghiệp cùng nhau làm việc, họ có thể sử dụng kiến thức và công nghệ mới nhất để phát triển sản phẩm và dịch vụ bảo vệ môi trường hiệu quả và tối ưu hóa sức mạnh của chúng.
Thứ ba, nâng cao ý thức của người dân.Để nâng cao được ý thức của người dân, trước hết nên đưa ra những biện pháp để thay đổi những thói quen không tốt này. Việc phát động phong trào giữ gìn thành phố xanh – sạch – đẹp đưa về từng địa phương, từng cấp ngành cũng là một biện pháp hay để nâng cao ý thức của người dân. Ngoài ra, cũng nên đưa ra những biện pháp chế tài, các mức phạt đối với các trường hợp vi phạm gây ô nhiễm môi trường.
Siết chặt kiểm tra chất lượng môi trường tại các khu công nghiệp – khu chế xuất |
Thứ tư, siết chặt kiểm tra chất lượng môi trường tại các khu công nghiệp – khu chế xuất.Hiện TP.HCM đã chỉ đạo các khu công nghiệp, khu sản xuất chưa xây dựng hệ thống xử lý chất thải tập trung phải xây dựng trước khi đi vào hoạt động.
Ban quản lý các khu công nghiệp phải yêu cầu các doanh nghiệp đấu nối vào hệ thống xử lý chất thải tập trung, nghiêm khắc đóng cửa các doanh nghiệp không có hệ thống xử lý chất thải riêng. Các khu công nghiệp cũng phải lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động tại các cửa xả nước thải khi xử lý nước thải tập trung. Ngoài ra, chính quyền TP.HCM cần phân công rõ trách nhiệm cho từng ngành, cấp để tăng cường giám sát, kiểm tra, xử phạt các doanh nghiệp vi phạm về môi trường. Chính phủ cũng nên hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi sang các công nghệ và thực hành thân thiện với môi trường.
Các cơ quan chức năng của thành phố Hồ Chí Minh cần bổ sung quy định chế tài nghiêm khắc hơn nữa như rút giấy phép sản xuất các doanh nghiệp vi phạm, tăng cường trách nhiệm quyền hạn của Ban quản lý khu công nghiệp – khu chế xuất thành phố về kiểm tra xử phạt hành chính các doanh nghiệp vi phạm. Các khu công nghiệp khi ký hợp đồng cho doanh nghiệp thuê đất sản xuất phải có điều kiện cam kết về môi trường, nếu vi phạm sẽ hủy hợp đồng.